Doanh nghiệp “kêu trời” vì độ "vênh" của thông tư
Nguồn: VCCI |
Sáng 25/6, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo: Chất lượng của thông tư và công văn – Góc nhìn từ doanh nghiệp.
Tại Hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) cho hay, vẫn còn tình trạng thông tư ban hành điều kiện kinh doanh. Ví dụ như Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về điều kiện cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Hoặc thông tư quy định về thủ tục hành chính nhưng không được luật, pháp lệnh giao.
Ông Đậu Anh Tuấn cũng “điểm tên” một số thông tư chưa phù hợp, không thống nhất với Nghị định, như Thông tư 02/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc lắp camera phải theo dõi được khoang hành khách, trong khi Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ không yêu cầu về vấn đề này. Ngoài ra còn tình trạng thông tư quy định thiếu rõ ràng, tạo cách hiểu không nhất quán giữa các cơ quan áp dụng.
Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng chỉ ra một số điểm bất cập của thông tư, như việc “vênh” giữa thông tư với nghị định hoặc luật.
Chẳng hạn, Thông tư 26/2016 và Thông tư 36/2018 của Bộ NNPTNT quy định về kiểm dịch thuỷ sản nhập khẩu. 2 thông tư này quy định kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm cho nhóm sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm, quy định này không theo cơ chế và phương thức quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm.
Thậm chí, còn tình trạng thông tư “vênh” giữa các bộ có cùng cơ chế kiểm soát. Ông Nam lấy ví dụ về trường hợp của Thông tư 48/2013 của BNNPTNT và Thông tư 52/2015 của Bộ Y tế đều quy định về kiểm soát, kiểm tra an toàn thực phẩm sản phẩm thực phẩm xuất khẩu – nhưng phương thức quản lý rủi ro và kiểm tra lại khác nhau hoàn toàn.
Ngoài ra, đại diện VASEP còn cho rằng, nhiều quy định tại các thông tư, công văn thiếu tính thực tiễn và khả thi. Tình trạng chậm ban hành công văn vẫn diễn ra, dù công văn không phải văn bản quy phạm pháp luật nhưng nếu không có thì các thủ tục sẽ dừng lại hết. Ngoài ra, nhiều công văn ban hành khó hiểu hoặc “hiểu sao cùng được”, thậm chí, công văn nhưng lại đưa thêm các quy định, thủ tục vào nên bất hợp lý…
Cũng tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp còn nêu ý kiến về việc thông tư, công văn bất hợp lý nhưng chậm sửa đổi. Đơn cử như quy định về kiểm tra an toàn chất lượng của mặt hàng thang máy, thang cuốn trước khi thông quan của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp kiến nghị từ đầu năm 2018, nhưng phải đến tháng 4/2021, cơ quan này mới ra văn bản sửa đổi, chuyển thành kiểm tra sau thông qua cho hợp lý hơn.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI, các cơ quan quản lý cần chuyên nghiệp quá trình soạn thảo thông tư, kiểm soát và chống xung đột lợi ích; cần nâng cao và phát huy vai trò của cơ quan “gác cửa” chất lượng thông tư; tăng cường tham vấn, cơ chế thực tế để doanh nghiệp tham gia, có tiếng nói thực chất hơn vào quá trình soạn thảo thông tư. Nhưng trên hết cần hạn chế ban hành thông tư. |
Chỉ rõ các nguyên nhân, theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thứ nhất là về tư duy quản lý, hiện các cơ quan nhà nước vẫn quản lý dựa trên công cụ nhà nước có, hơn là vì sự phát triển của doanh nghiệp. Thứ hai là việc xây dựng một số quy định pháp luật dựa trên một tình huống cụ thể, không dựa trên tình hình chung, điểm hình như thông tư quy định về lắp camera giám sát cả hành khách, chỉ dựa trên trường hợp xe chở quá số lượng quy định.
Đặc biệt, đại diện CIEM nhấn mạnh đến nguyên nhân về việc thiếu cơ chế giám sát trong quá trình ban hành các thông tư, công văn. Hơn nữa, khi xảy ra sai sót, bất hợp lý thì cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu ban hành văn bản, mà thông tư – công văn ở đây là các bộ trưởng, các thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Về phía doanh nghiệp, đại diện VASEP cũng đề nghị để hiệp hội và doanh nghiệp tham gia quá trình xây dựng văn bản pháp luật, các cơ quan soạn thảo cần cầu thị trong việc lấy ý kiến góp ý, đề xuất...
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics