Doanh nghiệp du lịch “chuyển mình” với công nghiệp 4.0
Thúc đẩy phát triển du lịch thông minh
Trong những năm gần đây, ngành du lịch TPHCM đã có nhiều nỗ lực xây dựng thương hiệu nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước, đặc biệt lượng khách quốc tế đến thành phố chiếm khoảng 50% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đóng góp 30% doanh thu du lịch cả nước và khoảng 10% GRDP của thành phố. Tuy nhiên, du lịch thành phố phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế vốn có, đòi hỏi cần có sản phẩm, cách làm mới mẻ, hấp dẫn hơn để thu hút và giữ chân du khách. Trong đó, việc phát triển các ý tưởng, chiến lược và tư duy mới phục vụ cho ngành du lịch trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đang được ngành du lịch thành phố chú trọng đầu tư.
Du khách nước ngoài tham quan mua sắm tại Bưu điện TPHCM Ảnh: T.D |
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết, thành phố đang tích cực đầu tư bắt kịp với xu hướng du lịch mới – du lịch thông minh, hướng đến việc làm cho du khách hài lòng hơn và có nhiều trải nghiệm hơn ở TP.HCM. Bởi, du lịch thông minh không chỉ là nhu cầu mà còn là xu hướng tất yếu, ứng dụng công nghệ không chỉ phát triển kinh doanh dịch vụ mà còn để tận dụng sức mạnh truyền thông trên các nền tảng số.
Theo đó, Sở Du lịch TPHCM và Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) phối hợp đã đưa vào sử dụng phần mềm du lịch thông minh (smart tourism). Ứng dụng này tập trung phục vụ du khách, các doanh nghiệp được cung cấp tiện ích để quản lý thông tin địa điểm, tạo sự kiện mới, thông báo khuyến mãi và nhận sự phản hồi từ du khách, giúp các doanh nghiệp làm du lịch cải thiện chất lượng dịch vụ, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Theo Sở Du lịch TPHCM, trong năm 2018, số lượng khách du lịch đến TPHCM ước đạt 36,5 triệu lượt người; trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 7,5 triệu lượt, tăng 17,38% so với năm 2017, đạt 100% kế hoạch năm. Khách du lịch nội địa ước đạt 29 triệu lượt, tăng 16,07% so với năm 2017 và đạt 100% kế hoạch năm. Doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) năm 2018 ước đạt 140 nghìn tỷ đồng, tăng 21,55% so với cùng kỳ, đạt 102% kế hoạch năm 2018. |
Ngoài ra, Sở Du lịch TPHCM còn phối hợp xây dựng Cổng thông tin du lịch tích hợp với chức năng Báo cáo trực tuyến, cập nhật các thông tin về các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú, khu điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố; các giải pháp công nghệ - dịch vụ viễn thông, hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) tập trung; thu thập, điều tra thông tin và dịch vụ viễn thông; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch điện tử (E-Marketing), các ứng dụng phần mềm du lịch, chỉ đường, quảng cáo thông minh phục vụ cho du khách và người dân khi đi du lịch trên địa bàn thành phố.
Chủ động nắm bắt cơ hội
Theo các chuyên gia, trên “con tàu 4.0” này, các DN du lịch tại TPHCM nói riêng và DN du lịch Việt Nam nói chung đã có những bước “chuyển mình” rõ rệt trong phương thức kinh doanh mới này.
Theo bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, trong tổng doanh thu 4.575 tỷ đồng của Saigontourist năm 2018, doanh số từ bán hàng trực tuyến chiếm đến 30%. Để đạt được kết quả việc kinh doanh trong thời đại công nghệ thì tất cả phải thay đổi. Tại công ty, 80% hoạt động tiếp thị đã chuyển qua tiếp thị số. Việc xác định khách hàng tiềm năng để tiếp thị cũng thay đổi. Hành vi mua sắm được công nghệ theo dõi, phân tích để đưa thông tin đến trúng đích thay vì cứ ước đoán như trước đây. Điều này giúp công ty biết cách phân bổ chi phí vào đâu, biết điểm dừng của chiến dịch tiếp thị.
Bên cạnh đó, theo bà Trà, hiện phương thức kinh doanh, bán hàng mới chưa hoàn toàn lấn lướt kiểu truyền thống. Tuy nhiên, cần phải chuẩn bị tiếp cận từ bây giờ thì mới có thể bắt kịp. Năm trước đó, khi nói đến kinh doanh trực tuyến, công ty xác định “không làm là chết” và dự báo đến một ngày nào đó kiểu bán truyền thống khó sống. Sẽ có một ngày không ai đến văn phòng mua tour nhưng ngày đó hiện vẫn ở tương lai. Vì thế, công việc hiện tại là tham gia sâu vào công nghệ nhưng vẫn chăm chút cho kiểu bán hàng truyền thống để cả hai mảng nương nhau phát triển.
Ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Marketing, Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt (Lửa Việt Tours) cho biết, kỷ nguyên công nghệ số đã đem đến nhiều cơ hội cho DN du lịch trong việc kết nối, tiếp cận, phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, liên tục nhưng cũng là thách thức cho DN với sự cạnh tranh ngày càng lớn về chất lượng, dịch vụ. Theo đó, công ty đã chú trọng đầu tư vào mạng công nghệ thông tin, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng trong quá trình tìm kiếm thông tin tour, thanh toán online… Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá online, Lửa Việt Tours còn chú trọng xây dựng chất lượng sản phẩm hướng đến mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như: cung cấp dịch vụ xe đưa đón khách miễn phí tại nhà, hoàn tiền 100% khi bị từ chối visa. Kết quả, sự tăng trưởng số lượng thông tin đầu vào cũng như doanh thu của công ty tăng từ 20-30% mỗi năm.
Ngoài ra, theo đại diện một số DN, du lịch là một sản phẩm đặc biệt nên việc gia tăng hiệu quả bán hàng trực tuyến không chỉ khó ở chỗ cần đầu tư lớn cho công nghệ mà còn ở chỗ con người. Để có thể kinh doanh trong thời đại công nghệ 4.0 thì doanh nghiệp không chỉ cần phải thay đổi ở khâu làm sản phẩm, tiếp thị, bán hàng mà còn cả cách điều hành, quản lý và đội ngũ nhân viên cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK