Facebook Twitter youtube Tiktok

Doanh nghiệp dệt may Việt bứt tốc trước thách thức thuế đối ứng

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu nhiều bất ổn, ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực tăng tốc, tận dụng tối đa quãng thời gian 90 ngày “vàng” trước khi Mỹ áp thuế đối ứng mới đối với một số mặt hàng dệt may. Các doanh nghiệp lớn đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược sản xuất, tối ưu hóa dây chuyền và tăng cường năng lực giao hàng nhằm giữ vững thị phần tại thị trường chủ lực.
Hải quan Móng Cái: Hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mở rộng sản xuất Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
Sản xuất hàng dệt may XK tại Công ty PPJ.	 Ảnh: DN cung cấp
Việc Mỹ triển khai mức thuế đối ứng 10% trong 90 ngày tới buộc doanh nghiệp dệt may phải kịp thời thích ứng sản xuất

Tăng cường sản xuất, chuẩn hóa quy trình nhằm thích ứng bền vững

Theo thông tin từ Cục Hải quan, tính đến ngày 15/4/2025, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 10,58% so với cùng kỳ 2024, tương đương kim ngạch tăng 958 triệu USD. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này mới chỉ là kết quả bước đầu trong bối cảnh thách thức mới về thuế quan đang đè nặng.

Việc Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 10% trong vòng 90 ngày đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng nếu không muốn mất đơn hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, cho biết: “Chúng tôi coi đây là thời điểm chạy nước rút. Ngay từ đầu tháng 4, May 10 đã tăng ca, điều chỉnh lịch sản xuất, tối ưu hóa các chuyền may để đảm bảo tiến độ giao hàng sớm nhất cho các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ”.

Không riêng gì May 10, Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) cũng đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Hugaco, chia sẻ: “Hiện tại, đơn hàng vẫn đang tăng trưởng tốt, khoảng 10% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, bài toán không chỉ là tăng đơn hàng mà còn phải đảm bảo chất lượng, xuất xứ rõ ràng và đáp ứng thời gian giao hàng cực kỳ ngặt nghèo”.

Bên cạnh việc tăng tốc sản xuất trước mắt, nhiều doanh nghiệp đã nhìn xa hơn, chuẩn bị phương án đối phó với kịch bản dài hạn, khi các rào cản thương mại ngày càng trở nên phức tạp.

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động SXKD quý I/2025, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã yêu cầu toàn bộ các đơn vị thành viên rà soát quy trình, đảm bảo hồ sơ xuất xứ đầy đủ, minh bạch. Việc chủ động chuẩn hóa sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ bị điều tra chống gian lận hoặc vướng vào các tranh chấp thương mại không đáng có.

Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex, giai đoạn 90 ngày tới còn là phép thử khả năng phản ứng linh hoạt và năng lực vận hành hệ thống chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.

"Chúng tôi nhận định, doanh nghiệp nào nắm chắc quy trình, kiểm soát tốt nguyên phụ liệu và giao hàng đúng hẹn sẽ không chỉ giữ vững thị trường Mỹ mà còn có cơ hội mở rộng thêm thị phần ở các thị trường tiềm năng khác như Nhật Bản, EU", ông Trường phân tích.

Tận dụng xu hướng tiêu dùng xanh để củng cố vị thế

Một xu hướng không thể bỏ qua trong giai đoạn hiện tại là sự dịch chuyển mạnh mẽ của tiêu dùng toàn cầu về phía sản phẩm xanh, bền vững. Các nhà nhập khẩu lớn ngày càng yêu cầu cao về tiêu chuẩn môi trường, truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm xã hội.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng: “Các doanh nghiệp cần nhìn xa hơn. Không chỉ giao hàng nhanh mà còn phải đáp ứng yêu cầu xanh hóa, tuần hoàn nguyên liệu và phát triển bền vững. Ai đáp ứng được, người đó sẽ trụ lại lâu dài trên sân chơi quốc tế”.

Thực tế, một số doanh nghiệp lớn như Vinatex, May 10 hay Thành Công đã bắt đầu triển khai các dự án dệt may bền vững, xây dựng nhà máy đạt chứng nhận LEED, sử dụng nguyên liệu tái chế và tiết kiệm năng lượng. Đây là bước chuẩn bị chiến lược giúp ngành dệt may Việt Nam đón đầu xu thế thị trường, thay vì chỉ chạy theo đơn hàng ngắn hạn.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, ngành dệt may Việt Nam cần kết hợp linh hoạt giữa việc đẩy nhanh giao hàng trong ngắn hạn và nâng cấp toàn diện năng lực sản xuất theo hướng xanh, bền vững trong dài hạn.

Mặc dù áp lực không nhỏ, kỳ vọng chung vẫn hướng tới mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD trong năm 2025. Những nỗ lực tăng tốc hôm nay không chỉ là để đạt chỉ tiêu ngắn hạn, mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững và chủ động của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai.

HOA BÙI

Tin liên quan

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online

Theo công bố của Momentum Works tại Báo cáo “Thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á 3.0”, tổng giá trị giao dịch mua sắm online (GMV) tại Việt Nam trong năm 2024 đạt 16 tỷ USD. Tính trung bình, mỗi ngày, người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng cho các hoạt động mua sắm trực tuyến.
Chiến lược ứng phó của doanh nghiệp Việt trước áp lực thuế quan

Chiến lược ứng phó của doanh nghiệp Việt trước áp lực thuế quan

Việc áp đặt thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đang làm tăng chi phí trực tiếp và giảm khả năng cạnh tranh. Vì thế đối với các doanh nghiệp, việc hiểu rõ tác động đến hoạt động xuất khẩu, hệ quả đối với nhà sản xuất trong nước và thách thức của các nhà cung cấp dịch vụ là yếu tố then chốt. Qua đó giúp doanh nghiệp duy trì sức bật, củng cố năng lực cạnh tranh và thích ứng hiệu quả trong bối cảnh chi phí và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Từ ngày 23–25/6/2025, Hội nghị Thế giới về kiểm soát thuốc lá được tổ chức tại Dublin (Ireland) với sự tham dự của đại diện chính phủ, các tổ chức quốc tế, nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ nhiều quốc gia. Tại sự kiện, đại diện Việt Nam đã chia sẻ những bước tiến nổi bật trong thiết lập và vận hành cơ chế tài chính bền vững phục vụ công tác phòng, chống tác hại thuốc lá.
Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Xuất khẩu hóa chất của Việt Nam sang Lào đã tăng trưởng đột phá trong nửa đầu năm 2025, đạt hơn 309 triệu USD – cao nhất trong các mặt hàng và vượt xa con số 3,8 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên nhóm hàng này vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng nổi bật trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần, đạt gần 150 tỷ USD vào năm 2024 – minh chứng cho mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng.
Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng

Tại Quyết định số 977/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã tạo cơ sở quản lý, thu hút, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế Hà Tĩnh. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Hà Tĩnh sẽ có 13 bến cảng gồm 36 - 44 cầu cảng.
Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới

Văn hóa đang dịch chuyển từ bản sắc sang kinh tế, với mục tiêu xuất khẩu rõ nét. Việc thành lập Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Việt Nam mở đường cho chiến lược thương mại hóa sáng tạo.
Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản

Với mức đầu tư khoảng 2 tỷ đồng mỗi hecta, nhưng có thể tạo ra doanh thu tới 3 tỷ đồng, mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên mặt đất đang trở thành điểm sáng của ngành Thủy sản Việt Nam. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, mô hình này còn mở ra hướng đi bền vững và đột phá cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn tới.
Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc

Trong bức tranh hồi phục của ngành hàng mực, bạch tuộc nửa đầu năm 2025, Hàn Quốc tiếp tục giữ vai trò thị trường nhập khẩu lớn nhất, đóng góp hơn 100 triệu USD kim ngạch, chiếm 36% tổng giá trị xuất khẩu. Đây không chỉ là điểm tựa ổn định mà còn là cánh cửa chiến lược giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam giữ vững vị thế trên bản đồ xuất khẩu.
Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra

Mỗi năm xuất khẩu đạt 2 tỷ USD, nhưng sản phẩm cá tra xuất khẩu chủ yếu là sơ chế. Việc gia tăng sản phẩm chế biến sâu đối với mặt hàng chủ lực này không còn là sự lựa chọn, mà là con đường tất yếu của doanh nghiệp ngành cá tra.
Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?

Ngành rau quả Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với nhiều thử thách, chứng kiến kim ngạch xuất khẩu giảm 7% so với cùng kỳ năm 2024 và chuỗi 5 tháng sụt giảm liên tiếp. Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực đã xuất hiện vào tháng 6, kéo tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng vọt 31% so với tháng trước, đạt 807 triệu USD và tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu thép cuộn sang Nam Phi: Việt Nam được miễn thuế tự vệ tạm thời

Xuất khẩu thép cuộn sang Nam Phi: Việt Nam được miễn thuế tự vệ tạm thời

Thép Việt Nam chính thức được miễn trừ thuế tự vệ tạm thời tại Nam Phi, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì xuất khẩu thép cuộn chống ăn mòn vào thị trường tiềm năng SACU.
Nhiều ngân hàng quốc tế đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Nhiều ngân hàng quốc tế đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Trong khi kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng đầy bất ngờ khi liên tiếp nhận được những dự báo lạc quan từ các ngân hàng lớn trên thế giới. Nhiều tổ chức tài chính toàn cầu như UOB, Citigroup, hay Maybank đều đã điều chỉnh nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho năm 2025, một động thái cho thấy niềm tin mạnh mẽ vào khả năng phục hồi và bứt phá của nền kinh tế này.
Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore

Dù quy mô nhỏ, nhưng Singapore là thị trường tiêu dùng cao cấp với nhu cầu nhập khẩu ổn định và tiêu chuẩn khắt khe, trong đó, phô mai chế biến đang nổi lên như nhóm sản phẩm đầy tiềm năng. Nếu doanh nghiệp Việt Nam biết chuẩn hóa sản phẩm và đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, thì đây sẽ là hướng đi mới của sữa Việt tại Singapore.
Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Indonesia vừa ban hành 9 quyết định mới về quản lý hàng nhập khẩu, theo đó siết chặt đáng kể đối với hàng dệt may, nhưng lại nới lỏng cho nhiều nhóm hàng khác, buộc doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải nhanh chóng thích ứng để tận dụng cơ hội và tránh rủi ro.
Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Anh chính thức loại Việt Nam khỏi danh sách miễn trừ biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch thuế quan mới do thị phần vượt ngưỡng quy định.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Giá thuê mặt bằng bán lẻ đã ổn định trở lại

Giá thuê mặt bằng bán lẻ đã ổn định trở lại

Sự gia tăng đáng kể về nguồn cung có thể tạo ra sự cạnh tranh lớn hơn trong mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội.
“Siêu đô thị” TP Hồ Chí Minh thu hút giới đầu tư từ miền Bắc

“Siêu đô thị” TP Hồ Chí Minh thu hút giới đầu tư từ miền Bắc

Sau sáp nhập, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị Bộ Y tế công khai danh tính

7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị Bộ Y tế công khai danh tính

7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt 359 triệu đồng, buộc thu hồi hơn 460 phiếu kiểm nghiệm, tiêu hủy sản phẩm, cải chính thông tin quảng cáo sai phạm.
Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Xuất khẩu hóa chất sang Lào đạt hơn 309 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2025, vươn lên dẫn đầu và bỏ xa mức 3,8 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"

Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"

Quỹ đất lớn, giá bất động sản rẻ tạo thời cơ đầu tư bất động sản Hải Phòng.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
Phiên bản di động