Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
Ngành dệt may đang nỗ lực hướng tới nền sản xuất “xanh hoá”, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, quy định từ thị trường NK. Ảnh: H.D |
Cải thiện vị thế, năng lực cạnh tranh
Ông Lê Xuân Thịnh - Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) cho rằng, dệt may, da giày hiện nay đã tham gia sâu rộng vào trong chuỗi giá trị toàn cầu, các sản phẩm dệt may đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường. Thị trường rộng mở đi đôi với sức ép về xu hướng, yêu cầu về “xanh hóa” sản phẩm, cũng như giảm phát thải khí nhà kính.
Bà Nguyễn Thị Minh Hải, Trưởng ban Phát triển bền vững Công ty CP - Tổng công ty may Bắc Giang (LGG): “Xu hướng ‘xanh hóa’ trở nên tất yếu đối với tất cả các khâu, cũng như các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may”. |
Với dệt may - là ngành đang phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 hàng năm. Như vậy phải có lộ trình cắt giảm. Trong Quyết định 13/2024 của Thủ tướng Chính phủ vừa công bố, các doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính, trong đó có khoảng gần 100 doanh nghiệp dệt may, da giày phải kiểm kê khí nhà kính để hướng tới phát thải ròng bằng 0.
Ở dóc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Minh Hải, Trưởng ban Phát triển bền vững Công ty CP - Tổng công ty may Bắc Giang (LGG) cho biết, giống như các doanh nghiệp dệt may khác, LGG cũng nằm trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.
Những tiêu chuẩn xanh hóa của các khách hàng nhập khẩu đặt ra ngày càng chặt chẽ hơn, đòi hỏi mức độ nhận diện, ngăn chặn cũng như giảm thiểu và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội ngày càng cao.
Bà Nguyễn Thị Minh Hải chia sẻ, tại LGG, ngay từ đầu doanh nghiệp cũng xác định tiên phong trong vấn đề xanh hóa, cũng như phát triển bền vững. Khi tham gia vào trong chuỗi cung ứng dệt may với yêu cầu xanh hóa, doanh nghiệp xác định sẽ có những thách thức, khó khăn nhưng đây cũng là cơ hội để tiếp cận với chuỗi sản xuất minh bạch hơn, tiếp cận và tăng cường mối quan hệ hợp tác với chuỗi sản xuất xanh.
Đồng thời, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các phương thức sản xuất tiên tiến, công nghệ tốt, năng lượng sạch.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chú trọng việc đánh giá những chứng chỉ về tái chế toàn cầu, chứng chỉ về sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc chứng chỉ lông vũ có trách nhiệm và rất nhiều chứng về trách nhiệm xã hội khác mà khách hàng yêu cầu và hàng loạt những hoạt động về nâng cao nhận thức của người lao động.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Hải, khi tham gia vào chuỗi cung ứng xanh cũng như thực hiện những hoạt động về phát triển xanh, phát triển bền vững, lợi ích đầu tiên là doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí.
Ngoài ra còn nâng cao được mức độ nhận diện của doanh nghiệp đối với khách hàng, vị thế cũng được cải thiện, năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cũng được khách hàng đánh giá cao.
Không chỉ có vậy, trong quá trình mà thực hiện các hoạt động xanh và bảo vệ môi trường, doanh nghiệp cũng tạo được lòng tin của chính những người lao động và cộng đồng địa phương xung quanh.
Tuy vậy, theo bà Nguyễn Thị Minh Hải, trong quá trình tiếp theo thực hiện mục tiêu về xanh hóa và bền vững doanh nghiệp cũng gặp những cái khó khăn, thách thức.
Đầu tiên là nguồn vốn. Nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục phát triển xanh đòi hỏi nguồn vốn rất nhiều. Chẳng hạn, như hệ thống năng lượng mặt trời hoặc hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế đều cần nguồn vốn lớn.
Bên cạnh đó là trình độ kỹ thuật cũng như năng lực công nghệ của lao động còn hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió vẫn cần sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước để đào tạo.
Còn theo ông Lê Xuân Thịnh, có rất nhiều khó khăn, thách thức mà hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt. “Chúng ta đã có những chính sách nhưng các hướng dẫn, các tiêu chuẩn thì chưa có.
Chẳng hạn như tiêu chuẩn thế nào là xanh thì chúng ta chưa xây dựng, vì vậy các doanh nghiệp thực hiện còn đang lúng túng”, ông Lê Xuân Thịnh cho hay.
Xác định lộ trình bài bản
Theo ông Lê Xuân Thịnh, các FTA thế hệ mới, các cam kết của Chính phủ Việt Nam, cũng như sắp tới cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM) đến năm 2026 đã phải áp dụng, doanh nghiệp phải chuẩn bị một lộ trình đối mặt với những cam kết đó.
“Các doanh nghiệp dệt may phải xác định rõ lộ trình. Đầu tiên xác định hiện trạng của doanh nghiệp đang ở đâu, thực hiện xanh hóa như thế nào hay phải xác định đang sử dụng bao nhiêu năng lượng; sử dụng bao nhiêu nước sạch, thải ra bao nhiêu chất thải; hay thải ra bao nhiêu khí thải carbon trên một đơn sản phẩm và hướng tới mục tiêu nào cụ thể ra sao.
Chẳng hạn, trong vòng 5 năm tới, sẽ cắt giảm 5% năng lượng hay 20% lượng nước sử dụng, hay tuần hoàn được 50% lượng nước thải. Doanh nghiệp phải xác định được lộ trình phù hợp với điều kiện của mình.
TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho rằng cần xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận đối với công nghệ sản xuất; thu hút đầu tư vào công nghệ; mạnh dạn đầu tư sản xuất các nguồn nguyên liệu mà Việt Nam đang phải nhập khẩu để bù đắp lại và xây dựng cho chuỗi sản xuất; thực hiện tốt cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động…
Các cơ quan quản lý nhà nước, ngành Công Thương và các cơ quan liên quan cần chủ động đàm phán, trao đổi trực tiếp với đối tác quốc tế để xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn hoặc quy định phù hợp, giúp hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế hiệu quả hơn.
Đồng thời, cần đảm bảo khả năng truy xuất thông tin đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu từ đối tác quốc tế về toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu đến cuối.
Tin liên quan
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
Đảng bộ Cục Hải quan TPHCM hoàn thành toàn diện 5 nhiệm vụ trọng tâm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics