Doanh nghiệp “đau đầu” vì hàng xuất khẩu bị tuồn ra thị trường
Hoạt động sản xuất Công ty TNHH Nobland Việt Nam. Ảnh: Lê Tuyết |
Gặp khó với hàng bị tuồn ra ngoài
Vụ mất hàng xuất khẩu gần đây nhất xảy ra ở Công ty TNHH Nobland Việt Nam, 100% vốn Hàn Quốc (quận 12, TPHCM). Theo phản ánh của Công ty TNHH Nobland Việt Nam tại buổi làm việc với Liên đoàn Lao động TPHCM và Công đoàn Khu chế xuất - Khu công nghiệp TPHCM (Hepza) vào ngày 10/5 vừa qua, mặc dù nhà máy có lắp đặt camera dày đặc, lực lượng bảo vệ, kiểm soát ra vào nhưng khoảng 3.000 chiếc áo (hàng xuất khẩu) ở khâu hoàn thành vẫn bị đưa ra ngoài thị trường nội địa. Doanh nghiệp này đã bỏ ra 70 triệu đồng mua lại từ các shop bán hàng.
Tương tự, đại diện Công ty S.H Vina ở TPHCM cho biết, công ty chuyên làm hàng may mặc xuất khẩu, không bán nội địa, song thỉnh thoảng phát hiện áo quần chưa xuất bị bán bên ngoài. Dù Ban giám đốc đã nhiều lần rà soát toàn bộ quy trình sản xuất, quản lý kho, cách thức đưa hàng ra khỏi cổng nhưng không phát hiện lỗ hổng. Không chặn được từ gốc, lãnh đạo quyết định lập đội chuyên đi rà quét các shop thu hồi hàng bị tuồn ra ngoài.
Liên quan đến tình trạng này, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt - May - Thêu - Đan TPHCM cho biết, doanh nghiệp để sản phẩm tuồn ra ngoài, tức vi phạm các điều khoản về giữ bí mật sản phẩm, điều này khiến doanh nghiệp không chỉ thiệt hại về tiền mà còn bị ảnh hưởng uy tín với các đối tác. Vì vậy, doanh nghiệp cần siết chặt kiểm soát hàng hóa, đồng thời giáo dục cho công nhân, người lao động hiểu về những hậu quả của việc tự ý đưa hàng hóa ra ngoài. Bởi việc bị khách hàng phát hiện sản phẩm bị đưa ra ngoài tiêu thụ doanh nghiệp đứng trước các rủi ro như sẽ bị khách hàng đối tác phạt tiền, giảm giá, thậm chí hủy toàn bộ đơn hàng và chấm dứt hợp tác…
Theo ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn lao động TPHCM, tình trạng nhà máy mất hàng hóa, bị tuồn sản phẩm xuất khẩu ra ngoài không phải cá biệt. Tùy vào số lượng bị mất mà mỗi doanh nghiệp có cách xử lý khác nhau. Những doanh nghiệp bị thiệt hại số lượng lớn, lặp lại thường chọn phương án thông báo đến cơ quan công an để truy tìm, giải quyết dứt điểm những vụ mất cắp sản phẩm.
Nhập nhèm hàng xuất dư
Không chỉ đứng trước nỗi lo về việc bị mất hàng, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cũng đang bất an về tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều các điểm bán hàng xuất dư (hàng Việt Nam xuất khẩu)… từ các cửa hàng bán trực tiếp cho đến các trang online. Có hiện tượng này là do người bán nắm bắt được tâm lý của người mua, họ cho rằng hàng xuất khẩu là xịn, là đảm bảo chất lượng, trong khi giá cả cũng vừa phải.
Chị Võ Thảo Nguyên, nhân viên hành chính của một công ty công nghệ tại quận 2 cho biết, chị thường hay mua quần áo xuất dư ở một cửa hàng quen chuyên bán hàng Việt Nam xuất khẩu trên mạng. Tuy nhiên, chị Nguyên không ít lần bối rối không biết sản phẩm mình lựa chọn ở đây có đúng là hàng xuất khẩu hay không.
Qua trao đổi với doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu được biết, các mặt hàng được gọi là xuất dư không chỉ có quần áo, mà còn là giày dép, đồ gia dụng. Tất cả các chủ cửa hàng đều cho rằng, sở dĩ họ có hàng xuất dư để bán là do móc nối với các nhân viên bên trong nhà máy sản xuất tuồn hàng ra. Hoặc, những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn bị trả lại, sau đó công ty bán ra ngoài để gỡ gạc.
Ông Phạm Xuân Hồng cho rằng, phần lớn hàng Việt Nam xuất khẩu đang bán trên thị trường nội địa là hàng giả, hàng nhái thương hiệu. Bởi, các sản phẩm xuất khẩu đều có các thông tin về nơi sản xuất, áo quần còn được nhận diện qua vải, chỉ, nguyên phụ liệu. Bên cạnh đó, các nhà đặt hàng quy định rất ngặt đối với nhà cung cấp (sản xuất) sản phẩm quần áo, giày dép, đặc biệt với các thương hiệu tên tuổi. Việc đưa hàng ra ngoài thị trường cũng không hề đơn giản.
Ông Kim Vĩnh Cường, Phó Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam cho biết, nhà máy từng xảy ra mất cắp hàng trăm đôi giày, tất cả đều là hàng xuất khẩu. Do số lượng hàng lớn, công ty đặt vấn đề có đường dây và báo công an. Công an điều tra ra cả đường dây có sự móc nối giữa người trong nhà máy, đội xe ra vào công ty lẫn bảo vệ. Sau vụ việc công ty lắp đặt camera ở nhiều khu vực, luân chuyển bảo vệ liên tục, đảo ca trực thường xuyên để tránh kết nối, tạo thành đường dây.
Vì thế, người tiêu dùng không hề dễ dàng mua được hàng xuất dư của các doanh nghiệp sang thị trường Mỹ, EU hoặc Nhật Bản theo như các cửa hàng đang quảng cáo. Nếu thực có hàng xuất dư bán ra thị trường thì sống lượng không nhiều, đa phần là sản phẩm lỗi hoặc không phù hợp với chuẩn size của người Việt.
Tin liên quan
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đón 10 tuổi, WinMart giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
14:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Eximbank phủ nhận thông tin bị thanh tra hoạt động cấp tín dụng
14:21 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics