Doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng yêu cầu về xuất xứ các FTA?
![]() | Vận hội mới trước các FTA thế hệ mới |
![]() | Quy tắc xuất xứ trong CPTPP khác FTA khác như thế nào? |
![]() | Cam kết về lao động: Rào cản trong các FTA thế hệ mới |
![]() | Vì sao Việt Nam phải ký nhiều FTA? |
![]() |
Hàng dệt may XK sẽ được hưởng ưu đãi rất lớn từ CPTPP nếu đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa. Ảnh: Nguyễn Huế. |
30% hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế từ FTA
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho tới nay, Việt Nam đã có 10 FTA có hiệu lực, 2 FTA đã ký kết, 1 FTA đã hoàn tất đàm phán và 3 FTA đang đàm phán với tổng cộng 58 nền kinh tế, chiếm phần lớn thương mại quốc tế của Việt Nam.
Tất cả các FTA này đều có các cam kết ưu đãi, xóa bỏ thuế quan đối với phần lớn các loại hàng hóa XNK giữa Việt Nam và các thị trường đối tác. Điều này tạo ra những cơ hội cực kỳ có ý nghĩa cho các DN XK, NK của Việt Nam. Tuy nhiên, với mỗi FTA, để có thể được hưởng các ưu đãi thuế quan mà các thị trường cam kết dành cho nhau, hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện về quy tắc xuất xứ và có chứng nhận xuất xứ phù hợp với yêu cầu của FTA đó.
Thời gian qua, việc thực thi 10 FTA đang có hiệu lực với 21 thị trường của Việt Nam cho thấy chỉ khoảng 30% hàng hóa XK của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các FTA này. Nói cách khác, một phần lớn hàng hóa XK đi các thị trường dù đã có FTA nhưng vẫn phải chịu thuế thông thường (thuế MFN) mà chưa được hưởng các ưu đãi thuế quan. Một nguyên nhân cơ bản được chỉ ra là do DN chưa nắm được hoặc chưa đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các việc hạn chế trong việc khai thác các lợi thế về ưu đãi thuế quan của các DN. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là do các DN chưa quan tâm nhiều đến quy tắc xuất xứ trong khi đây lại là điều kiện tiên quyết để tận dụng các cơ hội được hưởng ưu đãi về thuế quan. Câu chuyện về quy tắc xuất xứ khó có thể thay đổi ngày một ngày hai mà phải từ các câu chuyện về tìm kiếm nguồn cung, quy trình sản xuất. Nếu DN chưa quan tâm tìm hiểu và không thay đổi cách thức thì khó tận dụng được. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các DN chưa tận dụng được các ưu đãi về thuế quan trong hoạt động XK hàng hóa. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan nêu trên, nguyên nhân khách quan dẫn đến khả năng tận dụng các ưu đãi thuế quan từ các FTA đối với hàng XK còn thấp là do trên thực tế nhiều sản phẩm XK của Việt Nam có sử dụng nguồn nguyên liệu từ những nước không nằm trong FTA có liên quan đến chúng ta. Việc sử dụng giá trị nguyên liệu quá lớn trong tổng giá trị hàng hóa dẫn đến nhiều mặt hàng XK không đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ để hưởng ưu đãi thế quan.
Doanh nghiệp phải chủ động và chuyên nghiệp hơn
Để khắc phục các vấn đề nêu trên, theo bà Trang, các DN phải chủ động trong việc tìm hiểu các quy định về quy tắc xuất xứ như là cơ hội thuế quan với hàng hóa có thế mạnh và cả đối với các mặt hàng không có thế mạnh. Cùng với đó, các DN cũng phải triển khai các công việc cụ thể để thay đổi mô hình, cách thức sản xuất nguyên liệu và các cách thức khác để có thể tận dụng các cơ hội ưu đãi về thuế quan. Bên cạnh việc khắc phục những nguyên nhân do sử dụng nguyên phụ liệu từ nước ngoài đặc biệt là các nước không có trong các FTA thì điều quan trọng là phải đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và những hoạt động khác để phục vụ cho sản xuất ở chính Việt Nam.
Việc nắm rõ và thực hiện tốt các yêu cầu về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa tại các thị trường XK không chỉ giúp DN tận dụng được các ưu đãi về thuế quan trong các FTA mà còn giúp các DN chủ động trước các vấn đề phát sinh liên quan đến xuất xứ trong hoạt động XK. Đặc biệt, trong bối cảnh hoạt động XK ngày càng phải cạnh tranh trước các hàng rào phi thuế quan tại các nước XK được dựng lên ngày càng nhiều, trong đó có các rào cản liên quan trực tiếp đến xuất xứ hàng hóa.
Theo thống kê của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), thuộc Phòng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các khiếu nại từ các thị trường XK đối với xuất xứ hàng hóa của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký VIAC cho biết, tính đến hết tháng 12/2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận được 110 thư yêu cầu thẩm tra lại 287 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Trong đó, riêng tháng 12/2018, VCCI đã nhận được 5 thư yêu cầu kiểm tra. Các mặt hàng bị yêu cầu thẩm tra phổ biến là xe, lốp xe, đinh vít, quần áo, gạch men, tôm, thực phẩm, găng tay, da giày. Trong đó thị trường EU chiếm 90%, còn lại 10% là các thị trường khác chủ yếu là Đài Loan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq.
Nguyên nhân dẫn đến các khiếu nại về xuất xứ hàng hóa là do các đối tác nghi ngờ có việc làm giả chữ ký có thẩm quyền ký C/O và tổ chức cấp phát C/O theo quy định pháp luật Việt Nam đối với hàng chuyển tải bất hợp pháp, hàng không đủ tiêu chuẩn về xuất xứ Việt Nam. Đối với nghi ngờ về hàng hóa chưa đủ tiêu chuẩn xuất xứ Việt Nam chủ yếu đối với các mặt hàng nhạy cảm đang bị áp thuế phòng vệ thương mại được XK với số lượng lớn sang các nước hoặc các mặt hàng bị nghi ngờ về năng lực sản xuất của Việt Nam. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng đặt ra vấn đề về gian lận hàng hóa làm tăng phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hóa XK của Việt Nam. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn ảnh hưởng đến vấn đề điều tra xuất xứ hàng hóa.
Theo ông Châu Việt Bắc, thực tế cho thấy trong quá trình kiểm tra xuất xứ hàng hóa các DN Việt Nam còn gặp một số vấn đề về chứng từ, dữ liệu, cơ sở sản xuất... không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra. Do vậy, để chủ động ứng phó, bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu về cơ sở sản xuất các DN phải nâng cao nhận thức về việc quản trị chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hoá. Theo đó, việc lưu trữ, quản lý chứng từ xuất xứ hàng hóa phải chuyên nghiệp để sẵn sàng phục vụ cho quá trình kiểm tra...
Tin liên quan

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp
09:03 | 01/07/2025 Hải quan

Chặn đứng 2 ô tô chở gần 17 tấn ngao không rõ nguồn gốc
08:51 | 01/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Doanh nghiệp góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử
10:41 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng
08:57 | 10/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Nâng cao hiệu quả chống buôn lậu “một mũi tên trúng ba đích”

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Lộ trình chuyển đổi toàn diện cho hộ, cá nhân kinh doanh
13:42 | 24/06/2025 Infographics

Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp

Những lưu ý khi sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Người nộp thuế không phải điều chỉnh thông tin khi địa bàn hành chính thay đổi

Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục Thuế

Chuyển Hải quan Hải Dương và Hải quan Thái Bình về các chi cục mới

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

Vinh danh 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025

Viettel khẳng định vị thế dẫn đầu tại giải thưởng công nghệ uy tín thế giới

Doanh nghiệp khu công nghiệp chuyển hướng sang chiến lược linh hoạt

Samsung Solve for Tomorrow 2025 khơi dậy đổi mới sáng tạo trong thế hệ trẻ

Vinh danh gần 200 doanh nghiệp tiêu biểu trong thực hành ESG và đổi mới sáng tạo

Từ hôm nay (1/7/2025) nhiều chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Mặt hàng kính ô tô phù hợp phân loại nhóm 87.08

Thuế GTGT hàng nhập trị giá thấp gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh

Hải quan khu vực IV hướng dẫn nội dung mới về thuế Giá trị gia tăng, thuế XNK

Áp dụng thuế GTGT đối với thiết bị điện tử gia dụng và chuyên dùng

Thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng đến hết 31/12/2026

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ

Trung tâm Giao dịch bất động sản dự kiến vận hành vào đầu năm 2026

Sáp nhập tỉnh/thành: Cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản

Phân khúc bán lẻ đang phục hồi tốt hơn kỳ vọng

Tháng cao điểm, phát hiện và xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ ngày 01/7/2025
