Vận hội mới trước các FTA thế hệ mới
Xuất khẩu tăng rõ rệt
5 nước (Mexico, Singapore, New Zealand, Canada, Australia), thuế quan sẽ được cắt giảm lần thứ nhất vào ngày 30/12/2018 khi CPTPP có hiệu lực và lần thứ hai là ngày 1/1/2019. Trong hai ngày, thuế quan được cắt giảm hai lần. Tuy nhiên, với riêng Nhật Bản, lần thứ nhất cắt giảm là ngày 30/12/2018, song lần thứ hai lại là ngày 1/4/2019. Đó là bởi, thị trường này cắt giảm thuế quan theo năm tài chính. Năm tài chính của Nhật là từ ngày 1/4. Về nguyên tắc, từ ngày 14/1, CPTPP mới có hiệu lực với Việt Nam nên kể từ ngày 14/1, hàng hóa Việt Nam XK sang các nước sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi. |
Vào giữa tháng 10/2018, Ủy ban châu Âu đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận EVFTA và rất có thể trong năm 2019, hiệp định này sẽ chính thức được phê chuẩn. Với CPTPP, chiều 12/11, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, 100% đại biểu Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn hiệp định. Đây là những điểm nhấn nổi bật nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế năm 2018 của Việt Nam.
Theo báo cáo sơ bộ đánh giá định lượng về lợi ích và cơ hội của CPTPP đối với Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Do tác động của cắt giảm thuế quan, CPTPP có thể giúp GDP tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD. Việt Nam cũng đạt được lợi ích từ XK với tổng mức tăng thêm về kim ngạch XK là trên 4% (tương đương 4,09 tỷ USD). Tổng kim ngạch NK cũng sẽ tăng thêm ở mức 3,8-4,6% (tương đương 4,93 tỷ USD). Do tốc độ tăng XK cao hơn NK, nguy cơ thâm hụt thương mại có thể được kiềm chế theo thời gian. Việc tăng XK chủ yếu là sang các nước trong CPTPP. Tốc độ tăng XK sang các nước trong CPTPP sẽ tăng thêm ở mức 14,3% (giả định lũy tiến đến năm 2035), tương đương với 2,61 tỷ USD, trong khi XK sang các nước ngoài khối tăng thêm 1,7% (tương đương 1,4 tỷ USD). Điều này cho thấy hiệp định có tác động chuyển hướng thương mại khá lớn và việc tham gia CPTPP có thể giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường XK.
Với EVFTA, bài toán gia tăng XK cũng khá khả thi. Một nghiên cứu do các chuyên gia quốc tế thực hiện cho thấy: EVFTA sẽ giúp XK của Việt Nam tăng thêm bình quân từ 4%-6%/năm trong vòng 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Giả sử, EVFTA có hiệu lực vào năm 2019 thì XK vào EU sẽ tăng thêm được 16 tỷ USD ngay trong 1-2 năm đầu tiên so với trường hợp không có FTA. Tới năm 2028, con số tăng thêm lên tới 75-76 tỷ USD so với trường hợp không có FTA.
TS. Nguyễn Đức Độ-Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) đánh giá: Các FTA đều "có đi có lại" nên cơ hội và thách thức luôn song hành. Tuy nhiên, Việt Nam và EU có sự khác biệt nhiều về cơ cấu sản xuất nên tính bổ sung sẽ nhiều hơn tính cạnh tranh. "Thị trường EU rất rộng lớn, mở ra cơ hội lớn cho tăng trưởng XK của Việt Nam. Bên cạnh đó, XK tăng cũng thu hút FDI tăng theo, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", TS. Nguyễn Đức Độ nói.
Theo Bộ Công Thương: Với việc thực hiện CPTPP và chờ phê chuẩn EVFTA, Việt Nam được đánh giá là có thể cải thiện đáng kể tiếp cận thị trường XK, qua đó tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phân tích ví dụ điển hình, riêng trong ngành chế biến, XK gỗ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nêu rõ: CPTPP sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, chính thức mở ra các thị trường mới đối với Việt Nam là Mexico, Canada và Peru. Tại Canada, CPTPP sẽ mở ra cơ hội đối với các sản phẩm như ván sàn, gỗ thanh bởi mức thuế 3,5% sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm như ván dán, ván ghép, khung tranh, khung cửa và nhất là đồ nội thất cũng sẽ có cơ hội lớn bởi mức thuế NK dao động từ 6%-9,5% cũng sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực… Về hiệp định EVFTA, thị trường EU có dung lượng khoảng 80-90 tỷ USD/năm, nhưng đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm chưa đầy 1% thị trường này nên tiềm năng phát triển là rất lớn. Khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng như: Gỗ thanh, thuế hiện hành 3-4% và đồ gỗ dùng cho nhà bếp, thuế hiện hành là 2,7% sẽ về 0% ngay.
Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách
Đưa ra phân tích kỹ lưỡng về các FTA thế hệ mới, cụ thể với trường hợp của CPTPP, theo chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân: “Đây là một FTA toàn diện và tiến bộ. Toàn diện ở chỗ, nó không giống các FTA trước đây là chỉ bàn về vấn đề thuế, cắt giảm thuế quan, CPTPP bàn luôn vấn đề về đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, DN nhà nước, người lao động, mua sắm chính phủ, DN nhỏ và vừa, còn tiến bộ là không phân biệt giàu, nghèo”.
Chuyên gia Trần Hoàng Ngân đánh giá: CPTPP sẽ hỗ trợ cải cách và hoàn thiện thế chế kinh tế thị trường, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cũng như khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển. Trong 11 quốc gia, GDP của Việt Nam thấp hơn so với 10 quốc gia khác, song Việt Nam lại có một thị trường rất tiềm năng với dân số 95 triệu dân, các nước rất quan tâm đến thị trường này. Vì vậy, DN Việt Nam sẽ gặp những thách thức nhất định, đòi hỏi DN phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường ngay tại “sân nhà” cũng như quốc tế.
“Với CPTPP, cơ hội lớn với Việt Nam là thuế quan sẽ hỗ trợ cho ngành may mặc, da giày, thực phẩm chế biến, nhưng thách thức sẽ đến với lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, tài chính. Với những lĩnh vực được coi là yếu thế hơn như nông nghiệp, phải tổ chức lại sản xuất, người nông dân phải dần quen với sản xuất lớn, tổ hợp tác… Có như vậy, chúng ta mới tạo ra được sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Nếu không làm được, mặt hàng về chăn nuôi, nông sản, thực phẩm chắc chắn sẽ gặp trở ngại từ 11 quốc gia”, chuyên gia Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.
Theo PGS. TS Vũ Minh Khương, Đại học Lý Quang Diệu, Singapore, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ: Trong năm 2019, kim ngạch XK của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP có thể tốt hơn một chút. Thời gian qua, ý thức cải cách của Việt Nam cũng đã lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của CPTPP nói riêng và của tiến trình hội nhập kinh tế nói chung, ông Khương cho rằng, mức độ cải cách của Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất dài so với các nước trong khu vực cũng như thế giới. Cải cách để tạo ra nền tảng cho tương lai, để mọi người "nhất hô vạn ứng”, Việt Nam chưa làm được. “Đơn cử như trong vấn đề thu hút đầu tư, các nhà đầu tư vào Việt Nam vẫn nặng về cơ hội chứ chưa nghĩ sẽ "ăn đời ở kiếp" để cùng dân tộc này phát triển lên. Việt Nam phải phấn đấu hướng đến mục tiêu môi trường kinh doanh không thua kém gì các nước, thể chế của Việt Nam tiến bộ đến mức các nhà đầu tư thấy rằng đầu tư vào Việt Nam là có lợi, là yên tâm. Nếu chúng ta tạo được niềm tin cho người dân, cho DN, để cùng nhau đi đến ước mơ của toàn dân tộc thì sẽ tốt hơn nhiều”, ông Khương nhấn mạnh.
Theo Bộ Công Thương, thời gian qua, công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tổng kim ngạch XNK năm 2018 ước đạt 475 tỷ USD, trong đó XK đạt 239 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2017. Hàng hóa Việt Nam tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Đặc biệt, XK sang thị trường các nước có FTA với Việt Nam đều có tốc độ tăng cao so với năm 2017. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường đã ký kết FTA đạt khoảng 40%, tăng mạnh so với con số khoảng 35% các năm trước, cho thấy DN Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới việc khai thác các cơ hội từ hội nhập và thực thi các FTA. |
Tin liên quan
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
FTA Index giúp đo lường hiệu quả thực thi các FTA
09:20 | 13/12/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics