Doanh nghiệp bất động sản có thể tìm điểm tựa từ nguồn vốn FDI
Thị trường bất động sản sôi động sau dịch nhưng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. (Ảnh minh họa) |
Nhiều khó khăn bủa vây
Tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 3/11vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhận định thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, trách nhiệm các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các bộ, ngành, các địa phương, hưởng ứng tích cực của DN, thị trường bất động sản sẽ dần cải thiện và đi vào ổn định, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thị trường như: khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 năm 2023; kiểm soát cơ cấu lại tín dụng bất động sản bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực bất động sản theo đúng quy định pháp luật. |
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng về những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản cho thấy hoạt động của các DN trong lĩnh vực bất động sản đã dần phục hồi so với thời điểm năm 2021. Tuy nhiên, trong 9 tháng năm 2022 hoạt động của các DN kinh doanh bất động sản vẫn còn gặp nhiều trở ngại như việc tiếp cận nguồn vốn để triển khai dự án còn khó khăn; lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến chi phí của DN tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đáng ngại hơn cả, nhiều DN gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện dự án do có vướng mắc trong thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án đặc biệt là việc chấp thuận chủ trương đầu tư và thủ tục giao đất, tính tiền sử dụng đất…
Ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc nghiên cứu và phát triển- Tập đoàn dịch vụ bất động sản DKRA (DKRA Group) cho biết, thị trường bất động sản đang rơi vào trạng thái “đóng băng” thanh khoản, rơi vào thời kỳ giảm tốc từ tháng 4/2022 và càng ngày càng ảm đạm hơn. Dữ liệu của DKRA Việt Nam cho thấy hiện nay thanh khoản của thị trường đang ở mức cực kỳ thấp, chỉ bằng 10 - 20% so với thời điểm tháng 4/2022. Riêng tại TPHCM với các phân khúc biệt thự, nhà phố, đất nền... thì cả nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ chỉ bằng từ 9 - 30% so với giai đoạn trước.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, các DN đang gặp khó khăn kép cần phải tháo gỡ về pháp lý và vốn. Với bối cảnh khó khăn hiện nay, ông Khương cảnh báo nhiều DN bất động sản có nguy cơ "chết trên đống tài sản" khi nhiều nhà phát triển dự án gặp khó về pháp lý, vốn nên chưa thể triển khai dự án hoặc các nhà đầu tư vay vốn, đầu tư sản phẩm theo tiến độ hiện cũng khó khăn. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần sớm hỗ trợ DN với các dự án đã triển khai, ngân hàng đã thẩm định hồ sơ cần tiếp tục giải ngân. Đối với những dự án đã đầy đủ các thủ tục pháp lý, hiện cần nguồn vốn để phát triển cũng cần cấp vốn cho doanh nghiệp làm.
Đồng quan điểm, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư bất động sản Việt An Hòa cho biết, dòng tiền khan hiếm đang làm giao dịch bất động sản trên thị trường giảm tới 90%. Do lãi suất huy động quá cao nên tiền bị hút hết về ngân hàng, trong khi room tín dụng không còn nên người mua nhà phải mua bằng tiền mặt cũng khiến thị trường khó khăn. Mặt khác, tâm lý của thị trường, của người mua sợ ngân hàng tiếp tục không cho vay, room tín dụng không được nhả ra, lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng. Trong khi lãi vay của các ngân hàng đang rất cao, có ngân hàng lãi vay tới 16%, điều này làm mọi thứ đứng lại, đặc biệt trong thời điểm cuối năm.
Tìm điểm tựa từ nguồn vốn FDI
Dưới góc nhìn của chuyên gia nước ngoài, ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc điều hành Savills Việt Nam, nhận định thị trường bất động sản đã đối mặt với khó khăn về mặt pháp lý trong nhiều năm qua, vấn đề tài chính chỉ là một yếu tố khiến tình trạng này khó khăn thêm.
Để thị trường có thể phục hồi trở lại, cần phải có hỗ trợ về pháp lý trong phát triển dự án cho các DN. Riêng về vấn đề tài chính, trong khi các kênh huy động vốn đều không khả thi, các DN nên tìm đến kênh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như một giải pháp phù hợp. Có thể coi việc tìm kiếm nguồn vốn FDI là một trong những nguồn lực đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh như hiện nay.
Theo ông Neil MacGregor, việc tìm kiếm nguồn vốn cho ngành bất động sản từ dòng vốn FDI là hoàn toàn khả thi cho các doanh nghiệp bởi sự quan tâm của các nhà đầu tư đến với thị trường Việt Nam rất lớn. Hiện bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư FDI tính tới ngày 20/9/2022 với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên để tận dụng được nguồn vốn đặc biệt này, các DN cần linh hoạt và chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế. Với những quỹ đất sạch, cách làm việc minh bạch và năng lực sẵn có của chủ đầu tư, không khó để DN tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp. Hơn nữa, với những lợi thế về am hiểu thị trường và các thủ tục hành chính của DN trong nước, kết hợp với kinh nghiệm cũng như năng lực tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài, rất nhiều dự án bất động sản quy mô lớn với chất lượng tốt đã được cung cấp cấp cho thị trường ở mọi phân khúc, ông Neil MacGregor nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, để vượt qua những khó khăn và phát triển, các DN bất động sản cần cơ cấu lại, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá; chủ động tìm hiểu, tiếp cận chương trình phục hồi. Phục hồi xanh, tăng trưởng xanh đến bất động sản xanh đang là xu thế. Đặc biệt, việc chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, việc ứng dụng công nghệ vào tất cả mọi hoạt động của DN, làm thay đổi toàn diện cách thức hoạt động, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và mang lại giá trị cho khách hàng, trong đó, bao gồm cả doanh nghiệp bất động sản. Người mua sử dụng các website, app để tra cứu thông tin về bất động sản; đại lý, chủ đầu tư có thể quảng bá trực tuyến, thu xếp các cuộc hẹn gặp...
Trên thực tế, DN bất động sản rất cần lưu ý tới vấn đề chuyển đổi số, đón đầu xu hướng mới và thích ứng, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro. Theo các chuyên gia đánh giá, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển và hỗ trợ mạnh mẽ của các công nghệ mới, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu và làm thay đổi toàn diện mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó không loại trừ bất động sản.
Tin liên quan
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK