Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong tận dụng CPTPP
Lưu ý gì khi xuất khẩu dệt may sang Mexico theo CPTPP? | |
Xuất nhập khẩu trong CPTPP và những điều doanh nghiệp cần lưu ý | |
CPTPP đang mở đường cho tôm Việt vào Canada | |
Xuất khẩu khởi sắc nhờ CPTPP |
Sự chủ động của doanh nghiệp là cần thiết, yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong thực thi Hiệp định CPTPP. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Chưa tận dụng được cơ hội
Phát biểu tại Hội thảo chuyên đề "Chủ động và khai thác có hiệu quả CPTPP để phát triển bứt phá" trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân sáng nay 2/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay: Chỉ 10 ngày sau khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam, Chính phủ đã phân công cụ thể công việc để việc thực thi được rõ ràng. Với khu vực doanh nghiệp, các cam kết mở cửa thị trường sẽ lớn hơn, yêu cầu các nước giảm thuế nhanh, mạnh cho hàng hoá Việt Nam.
Đứng từ góc độ doanh nghiệp, bà Phan Thị Thanh Xuân-Phó Chủ tịch Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam cho biết: Sự tăng trưởng, xuất khẩu của ngành da giày những năm gần đây khá đáng kể. Để đáp ứng CPTPP, Hiệp hội đã tổ chức nhiều khóa huấn luyện cho doanh nghiệp thực thi. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội này. Doanh nghiệp chưa nắm rõ thông tin, nguồn nguyên liệu...
Với ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang-Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá: Để tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP cần phải có nền tảng. Chính phủ phải hoạch định chính sách phát triển ngành. Hiện nay, một số địa phương “dị ứng” với ngành dệt may, đặc biệt là lĩnh vực hóa nhuộm. Các địa phương đang có cái nhìn thiếu cởi mở, cho rằng dệt may là ô nhiễm. Bên cạnh đó, các cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất xơ sợi, vải, hoá nhuộm cũng chưa đáp ứng được…
"Định hướng của Nhà nước trong chiến lược phát triển nguồn lực rất cần thiết. Đặc biệt, ngành dệt may đang thiếu trầm trọng lực lượng kỹ sư ngành hoá nhuộm. Đây là vấn đề sống còn, nếu không có đội ngũ kỹ sư ngành hoá nhuộm thì ngành dệt may nói chung không có điều kiện phát triển", ông Giang nhấn mạnh.
Từ những phân tích nêu trên, ông Giang đưa ra 3 kiến nghị. Thứ nhất, xây dựng quy hoạch, phát triển ngành dệt may tầm nhìn 2035-2040, đặt rõ vai trò của Chính phủ với các địa phương, các khu công nghiệp, đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm. Thứ hai, Bộ Công thương phải là trụ cột trong chiến lược xây dựng nền tảng phụ trợ với ngành công nghiệp dệt may, da giày. Thứ ba, cần sự minh bạch, tạo ra nền tảng pháp lý để có sự thống nhất từ các cơ quan quản lý, địa phương…
Cần tăng tính chủ động
Phân tích từ góc độ ngành hàng nông sản, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Việt Nam chủ yếu gặp rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm. "Chúng ta xuất khẩu rau quả mà như đem rau ra chợ huyện. Cách coi thị trường thế giới là chợ huyện cần phải xem lại. Thị trường thế giới đặt ra các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, cần tem nhãn, xuất xứ hàng hoá... Đây không phải là rào cản mà là nhu cầu của người tiêu dùng. Chúng ta cần phải thay đổi để nắm bắt được cơ hội", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Nhìn tổng thể với CPTPP, sức ép cạnh tranh là có nhưng chưa phải thách thức lớn. Quan trọng là các doanh nghiệp phải tự đổi mới tư duy, coi cạnh tranh là lẽ đương nhiên của nền kinh tế thị trường. Sau đó, trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần chuyển từ bị động, phòng ngự, kêu gọi hỗ trợ sang tích cực, chủ động.
"Nhà nước sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng sự chủ động của doanh nghiệp là cần thiết, yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong Hiệp định CPTPP", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.
Theo ông Nguyễn Nam Hải-Vụ trưởng Vụ Đánh giá Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Việt Nam đang tuân thủ CPTPP nhưng cách tiếp cận chưa có sự đồng bộ, thống nhất.
Hiện nay, các bộ, ngành xây dựng tiêu chuẩn là chính còn doanh nghiệp chưa có sự quan tâm. Do đó, song song với việc bộ, ngành đưa ra định hướng tiêu chuẩn cốt lõi, các doanh nghiệp cũng cần sát cánh.
"Các cơ quan quản lý không thể nắm hết và không phản ánh được tiếng nói của doanh nghiệp nên cần có sự cộng sinh, phối hợp hữu cơ từ phía doanh nghiệp. Việc tham gia giữa bộ, ngành và các doanh nghiệp ngay từ những khâu ban đầu sẽ áp đặt được những mong muốn chung về tiêu chuẩn trong ngành…", ông Hải nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics