Xuất khẩu khởi sắc nhờ CPTPP
Dư địa để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong khối CPTPP còn rất lớn. Ảnh: Huy Khâm. |
XK tăng cao trong khối CPTPP
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt hơn 74 tỷ USD năm 2018 trong tổng kim ngạch XNK cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD.
Đề cập riêng tới 2 tháng đầu năm 2019, đặc biệt là từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết: Kim ngạch XK giữa Việt Nam và các nước CPTPP đã có sự tăng trưởng rõ rệt so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, 2 tháng đầu năm 2018, nếu Việt Nam XK vào thị trường Nhật Bản 2,6 tỷ USD thì 2 tháng đầu năm nay đạt 2,9 tỷ USD. Với thị trường Canada, 2 tháng đầu năm 2018 Việt Nam XK 370,8 triệu USD thì 2 tháng đầu năm nay con số đạt được là 506,8 triệu USD; Tương tự, với thị trường Singapore và Mexico, mức XK trong 2 tháng đầu năm 2018 là 449 triệu USD và 289 triệu USD thì đến 2 tháng đầu năm 2019, con số này lần lượt là 486 triệu USD và 321 triệu USD.
Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm nay đã có 269 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) theo mẫu CPTPP được cấp kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam. Trong đó có 219 CO cấp đi Canada; đối với thị trường Mexico có 14 CO và Peru là 8 CO. "Như vậy, tổng số 3 thị trường tiềm năng (gồm Canada, Mexico và Peru) đã chiếm khoảng 90% số CO mà Việt Nam cấp cho các nước CPTPP. Điều này cho thấy, DN Việt Nam cũng đã nhận ra được những cơ hội từ Hiệp định CPTPP, đặc biệt là đối với những thị trường tiềm năng mà Việt Nam chưa ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA)", ông Khanh nhấn mạnh.
Ông Khanh phân tích thêm: Đối với CPTPP trong giai đoạn ngắn hạn, Việt Nam sẽ hướng vào một số thị trường chưa có các FTA. Về trung và dài hạn khi Hiệp định CPTPP được mở rộng hơn nữa, có thể trong tương lai Anh hoặc một số nước khác có khả năng tham gia Hiệp định CPTPP thì lợi ích cộng hưởng từ Hiệp định CPTPP dành cho Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều…
Còn nhiều thách thức
Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được trong tận dụng cơ hội từ Hiệp định CPTPP, Bộ Công Thương nêu rõ, vẫn còn không ít thách thức cần vượt qua. Về mặt kinh tế, sức ép cạnh tranh là vấn đề đầu tiên đối với nền kinh tế và các DN Việt Nam. Tuy nhiên, cạnh tranh chính là động lực cho các DN liên tục đổi mới và sáng tạo, đồng thời tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các cam kết nhiều lĩnh vực toàn diện của CPTPP cũng đặt ra yêu cầu cải cách thể chế, điều chỉnh các quy định trong nước liên quan của Việt Nam cho phù hợp với các cam kết quốc tế.
Ông Ngô Chung Khanh cho hay, ngày 24/1, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch về việc thực hiện CPTPP với mục tiêu bảo đảm các cam kết của hiệp định được thực thi một cách đầy đủ, nhất quán giữa các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và địa phương. Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đại diện DN triển khai thực hiện. Đến hết ngày 3/4, Bộ Công Thương đã nhận được báo cáo của 13 bộ, ngành, cơ quan cấp Trung ương và 35 cơ quan cấp địa phương. Về cơ bản, các bộ, ngành, địa phương đều xây dựng kế hoạch của cơ quan theo 5 nhóm lĩnh vực chính dựa trên Kế hoạch thực hiện của Chính phủ. Trong đó, kế hoạch chú trọng vào công tác tuyên truyền về Hiệp định CPTPP dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau; tiến hành rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định của Hiệp định CPTPP; triển khai các chương trình hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng chính sách và cơ chế hỗ trợ DN thuộc các lĩnh vực, khu vực trong phạm vi quản lý,...
Thời gian tới, để đẩy mạnh triển khai Hiệp định CPTPP hiệu quả, Bộ Công Thương xác định sẽ đẩy mạnh nghiên cứu và biên soạn các ấn phẩm, tài liệu hướng dẫn chi tiết, sổ tay,... về một số nội dung cam kết quan trọng của CPTPP để phổ biến cho cộng đồng DN và hiệp hội ngành nghề có quan tâm. "Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam xây dựng Cổng thông tin điện tử (Portal) về các FTA, trong đó trọng tâm là Hiệp định CPTPP nhằm cung cấp cho DN và người dân một công cụ tra cứu thông minh và hiệu quả để tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định CPTPP theo từng mặt hàng và từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể...", ông Khanh cho hay.
Với quy mô dân số 499 triệu dân, chiếm 13,5% GDP toàn cầu và 14,4% quy mô thương mại so với toàn thế giới, Hiệp định CPTPP sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch XK khi các nước giảm thuế NK về 0% cho hàng hóa của Việt Nam. Theo đó, DN Việt Nam khi XK hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi. Đối với 3/10 nước hiện Việt Nam chưa có FTA là Canada, Peru và Mexico, những lợi ích trong việc tiếp cận thị trường, kể cả về hàng hóa và dịch vụ là rất đáng kể. Với mức độ cam kết mở cửa thị trường nêu trên, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, XK của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035. Đồng thời, dự báo đến năm 2030, XK của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng XK của Việt Nam ra thế giới. |
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics