Xuất nhập khẩu trong CPTPP và những điều doanh nghiệp cần lưu ý
Xuất khẩu của ngành dệt may có cơ hội tăng trưởng mạnh tại các nước CPTPP. Ảnh: Nguyễn Huế |
Tác động mạnh mẽ
Ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC nhận định, CPTPP đưa ra những quy định về hầu hết các lĩnh vực. Do đó, tác động của Hiệp định này mạnh mẽ và toàn diện hơn nhiều so với các FTA thế hệ cũ. Đặc biệt, trong số các lĩnh vực được điều chỉnh, lĩnh vực chịu ảnh hưởng đáng kể từ CPTPP chính là thương mại hàng hóa. Với những ưu đãi và cả những yêu cầu khắt khe, hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp hiện nay đang chịu nhiều sự chi phối bởi hiệp định CPTPP.
Thông qua các số liệu thống kê cụ thể, ông Phạm Thiết Hòa chỉ rõ, trong 11 nước trong khối CPTPP, Việt Nam đã ký kết FTA song phương với 7 nước, trong đó có 4 nước có kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với Việt Nam tương đối cao, đạt gần 7 tỷ USD. Với các nước chưa ký kết FTA song phương như Canada hay Mexico, kim ngạch xuất khẩu cũng tương đối khá lần lượt là 4,6 tỷ USD và 3,4 tỷ USD trong năm 2018. Tuy nhiên, với các thị trường này, xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm từ 1% đến hơn 2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trên toàn thế giới của mỗi nước. Dự đoán, với CPTPP, các nước sẽ tăng cường mở rộng hợp tác kinh doanh trên cơ sở tận dụng các ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi lớn về thuế điều này sẽ đem lại lợi ích cho nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Điển hình như ngành da giày hiện nay tăng trưởng của ngành da giày vào một số nước CPTPP như Úc, Canada, Singapore cao. Trong khi đó tình hình bảo hộ của các nước còn khá cao, chênh lệch thuế ưu đãi thông thường (MFN) so với ưu đãi thuế trong CPTPP là khá lớn. Khi CPTPP có hiệu lực ngành da giày không chỉ được hưởng lợi từ việc giảm thuế mà còn được gỡ bỏ các rào cản bảo hộ của các nước. Ngay với Canada, một nước chưa từng có FTA song phương với Việt Nam, khi tham gia vào CPTPP, 78 dòng thuế của các sản phẩm giày dép xuất khẩu của Việt Nam được giảm xuống 0% ngay khi Hiệp định này có hiệu lực.
Tương tự, ngành dệt may cũng có cơ hội lớn để tăng thêm thị phần tại các nước CPTPP từ mức tăng trưởng dự báo ở mức cao từ 8,3 đến 11%. Ngành chế biến thực phẩm, thuỷ sản với lợi thế về nguồn gốc xuất xứ cũng có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường mới cũng như mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu truyền thống trong CPTPP khi các thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản cũng đã có cam kết xoá bỏ nhiều dòng thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực.
CPTPP mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam từ thị trường Canada (HQ Online) - Tại hội thảo Cơ hội tiếp cận thị trường Canada trong CPTPP do Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công ... |
Xuất khẩu khởi sắc nhờ CPTPP (HQ Online) - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ... |
Rủi ro phát sinh tranh chấp
Theo Luật sư Trần Xuân Chi Anh, Đại diện Công ty Luật TNHH Rajah & Tann LCT, từ trước đến nay, Việt Nam đã có mối giao thương thường xuyên với một số quốc gia như Singapore, Nhật Bản… Khi CPTPP có hiệu lực, mối quan hệ này lại càng chặt chẽ hơn, theo đó, tỷ lệ xuất nhập khẩu hàng hóa cũng tăng dần. Việc xuất nhập khẩu được đẩy mạnh cũng đồng nghĩa với việc các sai sót, mâu thuẫn xảy ra ngày càng nhiều. Trong số đó, ngành hàng được xác định thường phát sinh tranh chấp là các ngành chiếm tỷ trọng lớn như nông sản, gỗ, dệt may.
Do vậy, để giao kết các hợp đồng kinh doanh quốc tế an toàn, DN cần hết sức chú trọng đến việc nhận diện và phân loại các rủi ro nhằm tránh gây tổn thất, thiệt hại cho doanh nghiệp.
Ông Châu Việt Bắc, Phó tổng thư ký VIAC cho biết, trong 11 nước CPTPP có 4 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn với Việt Nam là Úc, Nhật, Singapore, Malaysia. Theo số liệu thống kê của VIAC, Singapore dẫn đầu về số lượng các vụ tranh chấp liên quan đến các hợp đồng mua bán ngoại thương với 91 vụ, tiếp đến là Nhật Bản với 22 vụ. Tuy chưa có số liệu thống kê về tranh chấp của các nước khác trong CPTPP nhưng việc phát sinh tranh chấp trong kinh doanh quốc tế là rất phổ biến. Theo thống kê của VIAC thời gian qua đã có khoảng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có phát sinh tranh chấp với Việt Nam liên quan đến các hợp đồng mua bán ngoại thương
Theo ông Châu Việt Bắc, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với hàng loạt các FTA được ký kết đã mang lại lợi ích không nhỏ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên việc kí kết và thực hiện các hợp đồng của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi mà còn luôn phải đối mặt với rủi ro vì phát sinh tranh chấp. Thậm chí tranh chấp có thể xảy ra ngay cả cả các đối tác, bạn hàng thân thiết. Vì vậy, việc quản trị về hợp đồng trong các doanh nghiệp rất quan trọng nhất là các doanh nghiệp ký nhiều hợp đồng với hàng loạt đối tác.
“Đã đến lúc doanh nghiệp cần thay đổi cách làm trong giao thương quốc tế trong đó có soạn thảo hợp đồng. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không nhờ luật sư tư vấn về soạn thảo hợp đồng, phần lớn hợp đồng được soạn thảo trong quá trình các bên đàm phán do đó chỉ đưa ra các nội dung ký kết, không đưa ra các thông tin về luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp. Đây chính là sơ hở gây bất lợi cho doanh nghiệp khi có phát sinh tranh chấp. Bên cạnh đó, điều khoản về trọng tài cũng không rõ ràng dẫn đến việc khi xảy ra tranh chấp không biết khởi kiện ra cơ quan nào và cuộc chiến về thẩm quyền sẽ tốn kém về thời gian và chi phí. Việc này cũng sẽ gây khó khăn trong việc yêu cầu toà án hỗ trợ…”, ông Bắc nhấn mạnh./.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vingroup, VinFast đang tạo ra bước ngoặt chuyển đổi xanh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
14:53 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát trao tặng 200 suất học bổng tại Bình Dương
08:04 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK