Diễn đàn Kinh tế tư nhân: 65% DN mong muốn về một Chính phủ hành động
Theo Ban tổ chức Diễn đàn, Diễn đàn VPFS lần thứ 2 có sự tham dự của hơn 30 tổ chức quốc tế là các đại sứ quán, các cơ quan đại diện thương mại và gần 1.000 đại biểu là các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế, đại diện các hiệp hội DN và ngành hàng, CEOs, lãnh đạo các DN Việt Nam, DN FDI.
Diễn đàn VPFS lần này chọn 1 chuyên đề chung (“Chương trình hành động của Khu vực tư nhân từ nghị quyết Trung ương 5”) và 3 chuyên đề ngành (kinh tế số, nông nghiệp và du lịch) để tiến hành đối thoại giữa khu vực tư nhân và Chính phủ cùng đại diện các bộ, ban ngành, địa phương.
Được biết, để chuẩn bị cho diễn đàn, trong suốt gần 1 năm vừa qua, gần 100 cuộc họp nhóm, thảo luận và hội thảo cấp cơ sở giữa DN với các DN và với các chuyên gia và trên 20 cuộc họp giữa giữa DN và đại diện các bộ ngành đã được các nhóm công tác và Ban thư ký Diễn đàn triển khai.
Hành động của của Khu vực tư nhân từ nghị quyết Trung ương 5 là chuyên đề tổng hợp thảo luận và đối thoại về những vấn đề thiết thực để Nghị quyết Trung ương 5 đi vào thực tiễn cuộc sống khả thi và hiệu quả, tiếp tục thúc đẩy sự cam kết, nỗ lực và đồng thuận của khu vực tư nhân góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đề ra.
Chia sẻ về sự đón nhận Nghị quyết này, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho rằng, các DN tư nhân đều phấn khởi bởi vì đã nhìn thấy Đảng đã có một nghị quyết dành riêng, tập trung chính về họ, sự quan tâm này là sự động viên, cổ vũ rất lớn.
Ông Trần Anh Vương, Phó Chủ tịch Hội DNT Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Diễn đàn VPFS 2017 cũng cho biết, đây là lần thứ 2 Diễn đàn Kinh tế tư nhân được tổ chức và lần này diễn ra vào thời điểm quan trọng, ngay sau khi Trung ương Đảng có Nghị quyết 05 nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Chúng tôi thấy rằng, mình cần phải có những cam kết, mối liên lết và những chương trình hành động cụ thể hơn nữa. Diễn đàn lần này sẽ chia sẻ và trao đổi về các chương trình hành động cụ thể của các DN tư nhân sau khi Nghị quyết 05 ra đời.
Đại diện dự án MBI, đơn vị đồng sáng lập diễn đàn VPSF, ông Dominic Mellor, chuyên gia kinh tế Ngân hàng ADB bày tỏ: "Để hoạt động đối thoại giữa Chính phủ và doanh nghiệp hiệu quả cần có câu chuyện về thực thi chính sách chỗ nào chưa hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Diễn đàn để xây dựng hoạt động đối thoại và hy vọng diễn đàn sẽ là kênh đối thoại không chỉ trong một vài năm mà là hoạt động thường kỳ và dài hạn”.
3 chuyên đề ngành được chọn đối thoại tại diễn đàn lần này gồm Kinh tế số, du lịch và nông nghiệp. cũng là 3 ngành được Chính phủ xác định là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030.
Ông Lê Vĩnh Sơn, Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam chia sẻ: “Trước hết đây chính là các ngành, lĩnh vực mà tư nhân đặc biệt quan tâm, nhận thức được các cơ hội của thị trường, tiềm năng của Việt Nam và có mong muốn tham gia đầu tư, phát triển. Đồng thời chúng tôi cũng rất vui mừng vì Chính phủ xác định đây là 3 ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn vì là Chính phủ và doanh nghiệp đã có cùng hướng nhìn, cùng mục tiêu để tiến tới và hiện nếu có thêm Chương trình hành động chất lượng nữa, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng kinh tế đất nước sẽ có nhiều thay đổi tích cực”.
Ngay trong thời điểm khai mạc diễn đàn, trả lời câu hỏi của cuộc thăm dò về mong muốn của DN, 65% DN có mặt tại diễn đàn cho rằng điều họ mong muốn nhất hiện nay là một Chính phủ hành động, một tỷ lệ thăm dò cao hơn hẳn so với tỷ lệ dành cho Chính phủ liêm chính, Chính phủ kiến tạo.
Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn VPSF 2017, lần đầu tiên VPSF – Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam triển khai thành công và công bố Khảo sát Bộ chỉ số Niềm tin Doanh nhân – CEO.CI, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Kết quả chỉ số CEO.CI sẽ là một trong các căn cứ quan trọng của đối thoại công – tư tại VPSF 2017 cũng như là căn cứ cho các tuyên bố, kiến nghị, quan điểm của khu vực tư nhân Việt Nam tại Sách trắng VPSF ra mắt cuối năm nay.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics