Điểm mới trong quy chế bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh
Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam vừa chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6/2022. |
Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) được ban hành kèm theo Quyết định số 61/QĐ-VSD ngày 16/5/2022 của Tổng giám đốc VSD. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2022 và thay thế Quyết định số 96/QĐ-VSD ngày 23/3/2017 về việc ban hành Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh, Quyết định 87/QĐ-VSD ngày 19/7/2018 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh.
Quy chế này hướng dẫn các nội dung liên quan đến hoạt động bù trừ và thanh toán tại VSD đối với giao dịch hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số chứng khoán và HĐTL trái phiếu Chính phủ (TPCP) niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội. Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh được ban hành để phù hợp với các quy định pháp lý mới của Luật Chứng khoán 2019, Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, Thông tư 58/2021/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 158/2020/NĐ-CP cũng như thực tiễn hoạt động của thị trường.
Theo quy chế, giá thanh toán cuối ngày và giá thanh toán cuối cùng HĐTL được quy định như sau: giá thanh toán cuối ngày (DSP) và giá thanh toán cuối cùng (FSP) được VSD sử dụng để tính toán giá trị lãi lỗ vị thế hàng ngày và giá trị thanh toán khi thực hiện HĐTL chỉ số và HĐTL TPCP. DSP được VSD xác định dựa trên thông tin giá giao dịch HĐTL do Sở GDCK Hà Nội cung cấp. Trường hợp giá giao dịch không đáp ứng yêu cầu tính toán, VSD được quyền sử dụng giá lý thuyết để thay thế hoặc mức giá khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Cùng với đó, FSP được VSD xác định theo nguyên tắc sau: HĐTL chỉ số là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa), sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục. giá thanh toán cuối cùng được làm tròn và lấy đến hai chữ số thập phân. Còn đối với HĐTL TPCP là DSP của hợp đồng được xác định tại ngày giao dịch cuối cùng.
Như vậy, so với quy định trước đây, quy chế mới đã thay đổi phương pháp tính FSP của HĐTL chỉ số VN30 từ ''là giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng'' thành ''là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục.
Một điểm mới nữa trong quy chế là sẽ loại trừ giá giao dịch thỏa thuận khi tính toán mức ký quỹ yêu cầu và tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ trong phiên giao dịch cũng như khi tính giá thanh toán hàng ngày theo phương pháp bình quân gia quyền (trong trường hợp không có giá đóng cửa). Thay đổi này sẽ được áp dụng ngay khi quy chế có hiệu lực. VSD xác định tỷ lệ ký quỹ ban đầu cho HĐTL chỉ số và HĐTL TPCP dựa trên các yếu tố: biến động giá giao dịch của HĐTL hoặc chỉ số cơ sở (áp dụng đối với HĐTL chỉ số), hoặc giá trái phiếu Chính phủ/chỉ số trái phiếu chính phủ (áp dụng đối với HĐTL TPCP) trong kỳ quan sát tối thiểu là 90 ngày giao dịch được đánh giá theo phương pháp định lượng rủi ro VaR và dựa vào thời điểm đáo hạn của HĐTL. Định kỳ vào ngày 1, 10 và 20 hàng tháng, VSD xác định lại tỷ lệ ký quỹ ban đầu. Trường hợp các ngày nêu trên trùng với ngày nghỉ, ngày lễ thì thời gian xác định lại là ngày làm việc liền kề tiếp theo. Trường hợp cần thiết, VSD có quyền đánh giá lại tỷ lệ ký quỹ ban đầu căn cứ vào biến động thực tế của thị trường và có hiệu lực kể từ ngày làm việc liền kề sau ngày công bố.
Liên quan đến quy định mới về phương pháp tính FSP của HĐTL chỉ số VN30, được biết, trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận đưa quy định mới này vào quy chế để hạn chế khả năng tác động giá từ TTCK phái sinh lên TTCK cơ sở.
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam cho rằng, việc sửa đổi quy định này vào thời điểm này rất phù hợp, bởi đây là thời điểm thanh khoản chứng khoán phái sinh tăng cao nhưng thanh khoản trên TTCK cơ sở lại giảm, trong khi đó những biến động trên TTCK phái sinh lại ảnh hưởng lớn tới TTCK cơ sở. Về tính hiệu lực, ông Đỗ Bảo Ngọc cho biết, trước đây chúng ta lo ngại những giao dịch lớn xảy ra vào cuối phiên ATC ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của một ngày giao dịch, nhưng hiện nay, với cách tính mớ, trung bình 30 phút cuối phiên sẽ làm giảm tác động của các giao dịch lớn đó. Bên cạnh đó, chúng ta không giới hạn cách tính thời gian, nghĩa là tới đây vẫn có thể kéo dài hơn nữa thời gian tính giá bình quân phái sinh ngày đáo hạn lên 1 tiếng hoặc 2 tiếng trước khi kết thúc ngày giao dịch, hoặc tính cả phiên chiều, điều này sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, ông Ngọc cũng kiến nghị thêm một số giải pháp như chọn bộ chỉ số rộng hơn như VN50 hoặc VN100, giới hạn thấp hơn nữa cho tỷ trọng tối đa ảnh hưởng của 1 cổ phiếu trong rổ chỉ số được chọn… những giải pháp này giúp hạn chế nhiều hơn các hành vi “thao túng” thị trường, hoặc hạn chế tác động của các lệnh lớn tới TTCK.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, việc điều chỉnh FSP của HĐTL chỉ số VN30 để tránh những tác động đến thị trường cơ sở là một trong những giải pháp giúp giải quyết được được tình trạng đầu cơ ngắn hạn trên thị trường như chúng ta đã thấy trong thời gian vừa qua. Việc áp dụng giá đóng cửa trung bình sẽ giải quyết được một phần hiện tượng bán khống, tránh áp lực giảm của thị trường và làm tăng tính minh bạch của thị trường.
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics