Điểm mặt một số rào cản làm chậm tiến độ giải ngân vốn ODA
Đó là vấn đề được đặt ra tại hội thảo khoa học: “Tăng cường công tác thanh toán vốn đầu tư công trong bối cảnh triển khai pháp luật về đầu tư công” do Vụ Đầu tư phối hợp cùng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính tổ chức tại TP.HCM ngày 21/11.
“Tắc” đầu ra
Phát biểu tại hội thảo, ông Cao Ngọc Ánh, Trưởng phòng Đầu tư, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế nhận định, các dự án ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài rất khó để thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công vì đặc thù của các dự án này phụ thuộc vào thời gian đàm phán, thẩm định của nhà tài trợ. Để phê duyệt được chủ trương đầu tư thì phải thẩm định nguồn vốn, bao gồm cả vốn đối ứng. Để phê duyệt được dự án thì phải có chủ trương đầu tư được phê duyệt, để có trong kế hoạch đầu tư công được phê duyệt thì phải được phê duyệt chủ trương đầu tư trước kỳ kế hoạch trung hạn.
Do đó, ông Ánh cho rằng các dự án ODA hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong kỳ kế hoạch trung hạn rất khó khăn, vướng mắc trong phê duyệt. Quy trình áp dụng cho cả các nguồn ODA không thực hiện theo chương trình, dự án mà thực hiện theo hình thức hỗ trợ ngân sách là chưa phù hợp.
Bên cạnh đó, nhiều dự án viện trợ không hoàn lại nhà tài trợ yêu cầu phải có vốn đối ứng. Các dự án này phụ thuộc vào việc vận động tài trợ nên việc thực hiện theo quy trình của vốn đầu tư công có khó khăn là phải xác định được nguồn vốn đối ứng để phê duyệt chủ trương đầu tư, trong khi chưa bố trí được vốn đối ứng cho dự án trong kỳ trung hạn do chưa có trong danh mục dự án.
Điển hình như dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Y dược học cổ truyền Việt Nam từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Trung Quốc chưa được đưa vào kế hoạch trung hạn 2016-2020 nên rất vướng mắc về việc thẩm định vốn đối ứng khi phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án và chưa bố trí được vốn đối ứng để có thể thực hiện ngay trong giai đoạn 2016-2020.
Tương tự, dự án nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy sử dụng ODA của Chính phủ Áo, thời hạn Hiệp định tín dụng của dự án được ký kết dựa trên cơ sở đàm phán của các bên sau thời hạn theo quy định tại Điều 56, Điều 59 Luật Đầu tư công nên khó khăn trong việc bố trí vốn đối ứng cho dự án, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.
Bà Lương Thị Hồng Thuý, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước cũng thừa nhận nhiều dự án ODA phải tuân thủ đồng thời quy định pháp luật trong nước cũng như Hiệp định ký kết với các nhà tài trợ nước ngoài nên phải cần nhiều thời gian hơn cho công tác chuẩn bị đầu tư cũng như khi triển khai thực hiện. Năm 2018, một số dự án ODA đã được bố trí kế hoạch vốn, nhưng hết thời hạn giải ngân nên chủ đầu tư phải làm thủ tục gia hạn giải ngân, do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án cũng như tiến độ giải ngân nguồn vốn.
Còn theo Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật Việt Nam và Hiệp định tín dụng đã được ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà tài trợ. Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 dự án ODA là Dự án thu gom xử lý và thoát nước thành phố Vũng Tàu – vốn ODA của Chính phủ Pháp và Dự án thu góm xử lý và thoát nước thành phố Bà Rịa – vốn ODA của Chính phủ Thụy Sỹ. Cả hai dự án này đều đang bị vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân đối với nhà thầu, cá nhân nước ngoài.
Cụ thể, quy định thuế của Việt Nam bắt buộc các nhà thầu, cá nhân có phát sinh doanh thu, thu nhập tại Việt Nam phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế Việt Nam. Nhưng Hiệp định ký giữa 2 Chính phủ lại có điều khoản là vốn ODA không được dùng để nộp các loại thuế, phí do Chính phủ Việt Nam ban hành và miễn toàn bộ các loại thuế cho nhà thầu nước ngoài.
Do vướng mắc như trên nên hiện chủ đầu tư đã tạm ngừng xác nhận khối lượng để thanh toán cho nhà thầu nước ngoài, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân và có thể nhà thầu sẽ kiện ra tòa án quốc tế. Hiện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang làm việc với Bộ Tài chính để xử lý.
Cần có quy định riêng cho các dự án ODA
Từ thực tế trên, ông Ánh cho rằng Nhà nước cần bố trí vốn dành riêng cho thực hiện các dự án ODA, vốn đối ứng được bố trí theo Hiệp định của các dự án, đặc biệt là các Hiệp định đàm phán cấp Nhà nước, Chính phủ. Hiện nguồn vốn này đang được cân đối từ kế hoạch chung của các Bộ, ngành, địa phương, dẫn tới tình trạng không bố trí đủ vốn theo Hiệp định đã cam kết của Nhà nước, Chính phủ.
Đồng thời, chỉ quy định điều kiện chương trình, dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn là nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung của ngành; bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn khi đã được nhà tài trợ thông báo danh mục dự án mới hoặc cơ quan chủ quản điều tiết trong tổng mức vốn đã được phê duyệt để kịp thời triển khai dự án mới.
Về vấn đề thuế, Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị cần có quy định riêng cho các dự án vốn nước ngoài để thực hiện thống nhất trên toàn quốc. Để khi lập dự án các chủ đầu tư đưa ra chi phí thuế nhà thầu nước ngoài vào giá gói thầu hoặc tổng mức đầu tư ngay từ đầu thì sẽ tránh được sự bế tắc trong quá trình thực hiện như hiện nay.
Tin liên quan
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm tháp điện gió xuất xứ Trung Quốc
16:24 | 26/12/2024 Kinh tế
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
10:47 | 26/12/2024 Kinh tế
Thị trường Halal: Cửa đã rộng mở, làm sao để khai thác
06:57 | 26/12/2024 Kinh tế
Năm 2025: Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa khoảng 12%
06:55 | 26/12/2024 Kinh tế
Linh hoạt, chủ động khi tỷ giá còn nhiều biến động trong năm 2025
07:59 | 25/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics