Dịch Covid-19 gây ra “cơn sóng thần kinh tế-xã hội” cho châu Âu
Cảnh sát biên giới đứng chờ kiểm tra các phương tiện từ Pháp vào Tây Ban Nha ngày 17/3/2020 sau khi chính phủ Tây Ban Nha ban hành lệnh kiểm soát biên giới trên đất liền vì dịch Covid-19. Ảnh: Reuters. |
Thủ tướng Italy ngày 17/3 đã tuyên bố virus SARS-CoV-2 đang gây nên "cơn sóng thần kinh tế - xã hội" khi các nhà lãnh đạo châu Âu đều nhất trí đóng cửa biên giới bên ngoài, tuy nhiên, nhiều quốc gia đã phá vỡ sự thống nhất này khi tự áp đặt những giới hạn biên giới của riêng mình.
"Kẻ thù là virus và bây giờ chúng ta phải làm hết sức để bảo vệ người dân và nền kinh tế của chúng ta", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định sau cuộc họp trực tuyến với 27 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU).
"Chúng tôi đã sẵn sàng làm mọi thứ cần thiết. Chúng tôi sẽ không ngần ngại thực hiện thêm các biện pháp bổ sung để nếu tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp".
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã khẳng định dịch Covid-19 là một "cơn sóng thần" và không quốc gia nào không bị ảnh hưởng bởi "cơn sóng thần" đó.
Ông cũng kêu gọi "khoản ngân sách corona đặc biệt", hay một khoản quỹ đảm bảo của EU để hỗ trợ các nước thành viên trong việc đối phó với tình hình y tế cấp bách và thực hiện các chính sách kinh tế.
Khi được hỏi về đề xuất của ông Conte, Thủ tướng Angela Merkel cho biết các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro sẽ tiếp tục thảo luận các biện pháp để giảm nhẹ tác động do dịch bệnh gây nên nhưng quyết định vẫn chưa được đưa ra.
Các lãnh đạo EU đã nhất trí hôm 17/3 rằng sẽ đóng cửa biên giới bên ngoài của hầu hết các nước EU trong 30 ngày và thiết lập các làn di chuyển nhanh ở biên giới các quốc gia để trao đổi thuốc men và thực phẩm.
Pháp đã thực hiện lệnh phong tỏa ngày 17/3 để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới và Bỉ thông báo cũng sẽ có động thái tương tự, trong khi số người tử vong vì dịch Covid-19 ở Italy đã vượt mốc 2.500.
Ủy ban châu Âu đã cảnh báo các nước thành viên rằng hiện nay chỉ là thời điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng và Đức cho biết dịch bệnh này sẽ kéo dài "trong vài tháng thay vì vài tuần".
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhấn mạnh về quyết định đóng cửa biên giới với những công dân bên ngoài khối để ngăn chặn dịch Covid-19 và hạn chế các quy định biên giới đơn phương trong khối mà các nước thành viên đưa ra. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao của EU nhận định: "Điều này có ý nghĩa thuyết phục các nước EU từ bỏ các động thái đơn phương ở biên giới hay đóng cửa biên giới bên trong. Tuy nhiên, rất khó để điều này xảy ra bởi động thái trên phần lớn mang tính biểu tượng do virus SARS-CoV-2 ở bên trong EU".
Căng thẳng về biên giới là vấn đề đang diễn ra khắp EU khi 3 quốc gia vùng Baltic là Lithuania, Latvia and Estonia đã chỉ trích Ba Lan vì ngăn không cho công dân của họ quá cảnh đề về nước.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ngày 17/3 đã thông báo rằng họ sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát ở biên giới bên trong của EU.
Trong khi đó, EU đang nỗ lực để đưa những công dân của khối bị mắc kẹt bên ngoài hồi hương khi các hãng hàng không cắt giảm các chuyến bay. Bà Von der Leyen cho biết gần 300 công dân Áo và những công dân EU khác đã bay từ Morocco về Vienna ngày 17/3.
Chủ tịch chống độc quyền trong EU đề xuất phương án sẽ cho phép các chính phủ nhận được các khoản hỗ trợ hoặc được miễn thuế lên tới 500.000 euro (khoảng 550.000 USD) để hỗ trợ cho các công ty mặc dù một số thành viên EU muốn Brussels có những biện pháp tiến xa hơn.
Tin liên quan
Sự chênh lệch ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu
08:00 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
18:58 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics