Đề xuất giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN với xăng và ethanol
Giá xăng dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Giảm thuế để đa dạng hoá nguồn cung xăng dầu
Thời gian gần đây, Bộ Tài chính đã nhận được kiến nghị của một số cơ quan đề nghị giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới có nhiều biến động.
Liên quan đến vấn đề này, tại dự thảo tờ trình dự thảo nghị định biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Bộ Tài chính cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh đến nguồn cung xăng dầu trong khi nhu cầu mặt hàng này ngày càng tăng do việc triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế của các nước. Từ đó khiến cho giá xăng dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao.
Tại Việt Nam, nguồn cung và giá cả cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường xăng dầu thế giới. Hiện nay, Việt Nam có 36 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, hơn 300 doanh nghiệp phân phối xăng dầu đóng vai trò tạo nguồn cho hệ thống đại lý, trong đó Tập đoàn Xăng dầu chiếm khoảng 45-50% thị phần, các doanh nghiệp đầu mối còn lại chiếm 50-55% thị phần. Các doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu chủ yếu từ nguồn của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bình Sơn và phần còn lại được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc và ASEAN theo thuế suất FTA.
Bộ Tài chính cho biết, theo quy định hiện hành, mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (HS 2710.12.2x) dùng để sản xuất xăng RON92, RON95 có thuế suất MFN là 20%, thuế suất FTA tại các hiệp định VKFTA, ATIGA, CPTPP, VNEAEU là 8%, EVFTA là 20%. Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu năm 2021 chủ yếu từ Hàn Quốc và ASEAN (áp dụng thuế suất FTA). Xăng nhập khẩu theo thuế suất MFN chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng lượng xăng tiêu thụ của cả nước.
Do đây là mặt hàng chiến lược, có tác động lớn đến nền kinh tế, sự biến động về giá cả mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mặt bằng giá cả, chỉ số CPI trong nước cũng như việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2022. Trong khi đó, diễn biến tình hình gần đây đang cho thấy thị trường xăng dầu thế giới sẽ còn nhiều biến động khó lường, khó dự báo, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu của nước ta.
Vì vậy, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước bối cảnh của dịch bệnh và chiến tranh đang diễn ra, Bộ Tài chính thấy cần thiết phải có phương án điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung, tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN.
Mặt khác, để đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các FTA mà Việt Nam đã ký kết, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (HS 2710.12.2x) từ mức 20% hiện nay xuống mức 12% (chênh 4% so với thuế suất FTA từ Hàn Quốc và ASEAN).
Bộ Tài chính đánh giá, thực hiện theo phương án này có thể không tác động nhiều đến việc làm giảm giá xăng trong nước do hiện nay xăng nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN và Hàn Quốc, nhưng sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác như hiện nay trong trường hợp nguồn cung trên thị trường thế giới biến động. Mức chênh lệch 4% giữa thuế suất MFN và thuế suất FTA đối với xăng cũng là hợp lý để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn cung mới, đồng thời vẫn đảm bảo được dư địa đám phán các hiệp định FTA mới trong tương lai trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Đề xuất thuế nhập khẩu MFN ethanol giảm xuống 12%
Một vấn đề khác cũng được Bộ Tài chính đưa ra tại dự thảo tờ trình là kiến nghị của Đại sứ quán Hoa Kỳ và Ủy ban ngũ cốc Hoa Kỳ kiến nghị về giảm thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng ethanol thuộc mã HS 2207.20.19 và 2207.20.11 từ 15% xuống tương ứng là 5% và 10%.
Theo Bộ Tài chính, Ethanol do Việt Nam sản xuất thường có chi phí giá thành cao, sản lượng thấp do nguồn nguyên liệu không ổn định. Do vậy, giá thành của mặt hàng này còn cao kéo theo việc phát triển xăng sinh học chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Hiện ethanol (HS 2207.20.11, 2207.20.19) có mức thuế suất MFN là 15%; thuế suất ưu đãi đặc biệt (thuế suất FTA) theo Hiệp định ATIGA, FTA đối với nhóm 22.07 là 0%.
Ethanol là sản phẩm của ngành nông nghiệp, được sản xuất từ sắn, ngô, gạo, bã mía... có khả năng tái tạo được, nên Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích sử dụng xăng sinh học, trong đó có mặt hàng ethanol để đảm bảo an ninh năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng cần có thời gian và đặc biệt có nhiều chính sách, trong đó yếu tố quan trọng là giá thành sản phẩm.
Theo đó, việc bù đắp các sản phẩm ethanol nhập khẩu với mức giá thấp hơn sẽ góp phần mở rộng thị trường đối với chủng loại xăng sinh học. Khi nhu cầu thị trường tăng cao góp phần kéo theo việc phát triển thị trường sản xuất xăng sinh học trong nước. Ngoài ra, trong bối cảnh giá xăng thế giới và trong nước tăng cao, thì việc nhập khẩu ethanol để phối trộn xăng sinh học sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung, ổn định thị trường xăng dầu trong nước. Các sắc thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt hiện cũng đã có quy định ưu đãi đối với mặt hàng ethanol.
Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng ethanol đảm bảo nhất quán với đề xuất điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng khoáng nhưng vẫn đảm bảo dư địa đàm phán cho các hiệp định FTA tới đây. Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN mặt hàng ethanol thuộc các mã hàng 2207.20.11 và 2207.20.19 từ 15% xuống 12%.
Việc điều chỉnh như trên dự báo sẽ không tác động nhiều đến sản xuất trong nước do mức điều chỉnh không lớn, góp phần giảm giá thành mặt hàng xăng dầu và đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, thực hiện theo phương án đề xuất sẽ góp phần cân bằng cán cân thương mại với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thực hiện theo phương án này sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 20,5 tỷ đồng.
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ FTA
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics