Để ung thư không còn là “án tử"
Cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân trong dịch bệnh | |
TPHCM: Triển khai nhiều giải pháp để không bệnh viện nào bị thành ổ dịch | |
Giám đốc Bệnh viện K nói gì về nguyên nhân gây bệnh ung thư? |
Phẫu thuật nội soi 3D tại Bệnh viện K cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Ảnh: Hà Linh |
Nhiều sai lầm
Theo thống kê, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất trên thế giới, khoảng 115.000 người chết mỗi năm, tương ứng với 315 người/ngày. Các chuyên gia y tế khẳng định bất cứ ai cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh. Khó tin, nhưng hiện vẫn có không ít người dân nghĩ rằng bị ung thư là do quả báo, nghiệp quật, trời hành.
Chưa kể, có một thực tế đáng buồn là có tới 70% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn cuối, trong khi đó nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả khả quan song họ đã để lỡ vì các nguyên nhân “trời ơi”.
Bác sỹ Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cảnh báo, hiện nay đang tồn tại nhiều suy nghĩ sai lầm về ung thư như càng đụng “dao kéo càng nhanh chết”, ung thư là bản án tử hình; trải qua điều trị ung thư có nghĩa là không thể sống và làm việc bình thường lại được hay bệnh ung thư có tính lây lan.
“Không chỉ có vậy, rất nhiều bệnh nhân ung thư còn gặp phải sai lầm khi chữa trị căn bệnh này như nhịn đói, uống nước hoa quả, thực dưỡng nhằm mục đích để tế bào ung thư chết đi. Đây là sai lầm trầm trọng khiến bệnh nhân nhanh chóng suy kiệt. Đến khi bệnh không hết mà ngày càng nặng thêm, lúc này bệnh nhân mới quay lại bệnh viện đã quá muộn, không còn khả năng điều trị khỏi, phải sống trong đau đớn và tử vong”, Giám đốc Bệnh viện K lo ngại.
Cách đây hơn 1 năm, chị N.T.T.H (sinh năm 1974, ở tỉnh Nghệ An) được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến thùy trên phổi phải. Chị H. được điều trị hóa chất tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và đáp ứng rất tốt với điều trị. Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xuất hiện, chị H. ngại đến bệnh viện. Thậm chí, chị H. còn tìm đọc những thông tin được lan truyền trên mạng và tin tưởng phương pháp chỉ ăn rau xanh thải độc, kết hợp tập theo giáo phái lạ để điều trị ung thư. Kết quả, sau 3 tháng tự điều trị, chị H. bị sụt 8kg và phải nhập viện do bệnh trầm trọng hơn.
Hay vừa qua, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị 2 trường hợp mắc ung thư song không điều trị theo yêu cầu dẫn tới việc đối diện nguy cơ tử vong. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận được phẫu thuật cắt bỏ khối u cách đây 9 tháng kèm theo bệnh đái tháo đường.
Bệnh nhân không khám định kỳ theo hẹn, không điều trị theo tư vấn của bác sỹ chuyên ngành ung thư cũng như bác sỹ nội tiết mà về nhà áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, uống thuốc nam. Hiện tại, bệnh nhân nhập viện với thể trạng suy kiệt, đường máu tăng cao khó kiểm soát, bệnh ung thư tuyến thượng thận tái phát, xâm lấn gan, mạch máu, di căn lan tràn phổi, ổ bụng.
Trường hợp thứ hai là người bệnh được chẩn đoán ung thư dạ dày, đã được phẫu thuật, có chỉ định điều trị hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân bỏ dở điều trị, về nhà tự điều trị bằng thuốc nam và ăn chế độ thực dưỡng. Cách đây một tuần, bệnh nhân nhập viện lại trong tình trạng suy kiệt nặng, suy thận giai đoạn cuối, bệnh ung thư đã ở giai đoạn di căn lan tràn, không còn khả năng điều trị.
Tin tưởng vào y học
Với sai lầm phổ biến là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan nhanh và tử vong sớm hơn, theo GS. Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, điều này không đúng, đối với đa số các lọai ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm.
"Hậu quả của quan niệm này cũng rất nguy hiểm, tai hại khiến bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc này thuốc kia các nơi, khi bệnh đã nặng mới vào viện, thời điểm vàng của quá trình điều trị đã trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật đã mất", GS. Khoa lo ngại.
Với trào lưu thực dưỡng chữa ung thư, chuyên gia cũng khẳng định, một cơ thể khỏe mạnh mới tạo ra hệ thống miễn dịch tốt, các tế bào miễn dịch khỏe mạnh mới có khả năng trở thành những “chiến binh” chiến đấu và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, trong đó có tế bào ung thư.
Bản thân tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh. Nếu người mắc ung thư không được cung cấp đủ năng lượng, người bệnh sẽ gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được với các phương pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị….
Theo khẳng định của chuyên gia y tế, ung thư không phải là “án tử” như nhiều người thầm mặc định bởi hiện nay với tiến bộ của khoa học và công nghệ, phần lớn các loại ung thư có thể được phát hiện và điều trị sớm.
Giám đốc Bệnh viện K thông tin, hiện nay, với những tiến bộ mới trong sàng lọc sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư, một số bệnh ung thư có thể được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, có thể điều trị khỏi hoàn toàn và ít tốn kém về kinh tế như ung thư vú, phổi, cổ tử cung, đại trực tràng, tuyến tiền liệt.
“Ngay cả với trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán với giai đoạn muộn hơn, với các phương pháp điều trị mới hiện nay như điều trị đích, điều trị miễn dịch, những tiến bộ mới trong xạ trị đã kéo dài thời gian sống cho người bệnh tốt hơn trước đây rất nhiều”, chuyên gia đầu ngành ung bướu thông tin.
Để không còn những cái chết oan uổng của người bệnh ung thư do nhận thức không đúng và tin vào cách thức chữa bệnh chưa được khoa học chứng minh, theo bác sỹ Lê Văn Quảng, các cơ quan quản lý cần nâng cao nhận thức của người bệnh, có các chương trình tư vấn, tuyên truyền sâu rộng để người dân có thêm kiến thức phòng ngừa, khám sức khỏe định kỳ phát hiện bệnh sớm…
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần coi đây là vấn đề hết sức quan trọng tới sức khỏe, cần có biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, giáo dục những đối tượng tuyên truyền, quảng cáo chữa được bệnh ung thư bằng thực dưỡng, để không xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Sau cùng, lãnh đạo Bệnh viện K khẳng định, ung thư là bệnh có thể phòng và điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Chúng ta cần có một lối sống khỏe mạnh, tăng cường rèn luyện sức khỏe, chế độ ăn uống hợp lý, khoa học về dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm sạch, tránh các thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc lá để phòng bệnh ung thư.
Tin liên quan
GeneStory và Beehive Asia ký kết hợp tác chiến lược và dịch vụ giải mã gen
09:41 | 27/05/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19 của Việt Nam được cấp phép lưu hành
10:53 | 28/04/2023 Sự kiện - Vấn đề
Bệnh viện Tâm Anh có thể điều trị triệt để suy giãn tĩnh mạch chân cho bệnh nhân
08:21 | 04/04/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics