Để doanh nghiệp khôi phục sau Covid-19: Cải cách thủ tục hành chính phải “vượt trội”
Tối ưu hóa đầu tư công để khôi phục kinh tế hậu Covid-19 | |
Chia nhỏ gói thầu để các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào dự án đầu tư công | |
Thực hiện nhanh chính sách giãn thuế, hỗ trợ khôi phục sản xuất |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.Dịu |
Chiều 26/5, tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VinaSME) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội nghị “Hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19”.
Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, ngay sau Hội nghị của Thủ tướng với doanh nghiệp vào đầu tháng 5 vừa qua, Hội nghị này là để tiếp tục tinh thần giúp doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi và những tác động mạnh mẽ do dịch Covid-19.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, đại dịch Covid-19 tại Việt Nam đã được kiểm soát tốt và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội.
Cụ thể, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa 3893/6191 điều kiện kinh doanh, cắt giảm 6776/9926 danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm ước tính khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Cùng với đó, các bộ ngành đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng chồng chéo về thẩm quyền, tới đây sẽ tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan điện tử và cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan Hải quan là đầu mối kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu, bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.
Đặc biệt, Cổng Dịch vụ công quốc gia, sau 5 tháng hoạt động, đã tích hợp, cung cấp 408 dịch vụ công trực tuyến, có hơn 39 triệu lượt truy cập, ếp nhận gần 6.000 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp…
Người phát ngôn Chính phủ cho biết, dự kiến tháng 6 tới sẽ khai trương hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ hướng tới hoàn thiện, ban hành hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Ông Mai Tiến Dũng cho hay, Chính phủ cũng xác định sẽ thông qua và triển khai thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025, với mục tiêu cắt giảm đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ.
Doanh nghiệp hiến kế
Nhưng để phục hồi sau đại dịch, các doanh nghiệp và chuyên gia tham dự hội nghị cho rằng, Chính phủ, các bộ ngành cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói hỗ trợ đã ban hành, tiếp tục duy trì phòng chống dịch hiệu quả và phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong đó, Chính phủ và các doanh nghiệp luôn luôn phải có kịch bản ứng phó với làn sóng Covid-19 lần thứ hai.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, các bộ, ngành cần tiếp tục các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường các dịch vụ công trực tuyến để giảm bớt các gánh nặng tuân thủ, tiết giảm thời gian, chi phí làm thủ tục.
Cụ thể như, sớm tháo gỡ khó khăn và sửa đổi bãi bỏ quy định in mã số mã vạch nước ngoài lên bao bì hàng hóa xuất khấu, cải thiện công tác kiểm soát nhập khẩu nguyên liệu thủy sản theo nguyên tắc quản lý rủi ro, sửa đổi quy định chỉ tiêu phốt pho trong quy chuẩn nước thải để phù hợp với đặc thù ngành hàng và công nghệ xử lý hiện có…
Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản cũng đề nghị cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện hạ tầng để đón nhận các dự án đầu tư mới do sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Về dài hạn, đại diện VASEP kiến nghị Chính phủ và các bộ cần tạo điều kiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp thủy sản thực hiện phát triển thị trường và nghiên cứu phát triển trong bối cảnh EVFTA sắp có hiệu lực; ưu tiên hàng đầu việc phát triển nguồn giống trong ngành thủy sản…
Cũng nêu lên những đề xuất từ phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch HĐQT Kim Nam Group, Phó viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) cho rằng, cần xây dựng hệ sinh thái số cho cộng đồng doanh nghiệp, tăng cường truyền thông, đào tạo tư duy chuyển đổi số. Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành cơ chế thử nghiệm cho các lĩnh vực công nghệ tài chính, thanh toán số… Xây dựng bộ luật riêng cho các hộ kinh doanh cá thể, có tính thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp…
Nhìn chung, các doanh nghiệp đều mong muốn có sự cải thiện mạnh mẽ hơn nữa về thủ tục hành chính. Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, những giải pháp cải cách thủ tục hành chính “vượt trội” sẽ cải thiện rõ rệt môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp.
Bởi theo khảo sát của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến tháng 4/2020, đã có 2,9% doanh nghiệp chính thức nhận được hỗ trợ, nhưng có đến 65% doanh nghiệp đã nắm được thông về chính sách nhưng chưa biết đầu mối để tiếp cận. Nguyên nhân một phần là do công tác tuyên truyền chưa được hiệu quả, một phần khác là do các Thông tư, Nghị định chưa chi tiết hóa được các quy trình, thủ tục tiếp cận chính sách hỗ trợ, dẫn đến doanh nghiệp và người dân còn lúng túng.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
09:59 | 16/12/2024 Xe - Công nghệ
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics