ĐBQH: Xin cơ chế đặc thù cho Hà Nội khác với xin nguồn lực
Quốc hội thảo luận về một số cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Hà Nội | |
Ủy ban Thường vụ cho ý kiến về cơ chế tài chính-ngân sách đặc thù của Hà Nội |
Toàn cảnh thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng ngày 12/6 |
Sáng nay, 12/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), các quy định về cơ chế tài chính, chính sách chưa thực sự phục vụ nhu cầu phát triển của Hà Nội.
Quá trình xây dựng và phát triển, Hà Nội đang đứng trước những thách thức về nhiều mặt như: tăng trưởng kinh tế chưa thực sự ổn định, bền vững; tình trạng quá tải hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng đô thị do gia tăng về dân số cơ học, quy hoạch xây dựng quản lý đô thị chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; ô nhiễm môi trường ngập úng, ùn tắc giao thông chưa được giải quyết một cách căn cơ.
Trong khi đó, quyền hạn và nguồn lực được giao cho chưa tương đồng với vai trò trách nhiệm nặng nề của Thủ đô đối với cả nước và các vùng lân cận.
Từ thực trạng trên, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhận định, việc xem xét bổ sung cơ chế chính sách tài chính-ngân sách cho phép Hà Nội huy động các nguồn tài chính đầu tư phát triển theo hướng tăng tính chủ động ngân sách cho thành phố, phù hợp với thực tế phát triển.
Cơ chế chính sách này còn góp phần vào mục tiêu từ nay đến năm 2025 xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại tiêu biểu cho cả nước.
Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phân tích khía cạnh cụ thể, việc Hà Nội xin sử dụng kinh phí chi thường xuyên còn dư để đầu tư cho công trình cấp bách, nghĩa là dùng tiền tiết kiệm chi thường xuyên cho chi đầu tư là chính sách đang khuyến khích thì không lý do gì không đồng tình.
Với cơ chế sử dụng ngân sách thành phố hỗ trợ địa phương khác trong điều kiện khó khăn, vị đại biểu Hà Nội cho rằng, đây là tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, nên cũng không có gì khó khăn.
Với cơ chế cho phép Hà Nội được hưởng tiền thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn thuộc các doanh nghiệp mà thành phố quản lý, theo ông Cường, tại Luật Ngân sách cũng quy định nguồn thu về vốn từ các doanh nghiệp mà địa phương quản lý thì thuộc ngân sách địa phương.
“Quyết định này cũng thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, khuyến khích để cổ phần hóa được giá trị nhiều hơn”, đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Xung quanh vấn đề một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đưa ra ví von, Hà Nội và TPHCM là “nhà mặt tiền của quốc gia”, có vị thế, vị trí hơn hẳn các địa phương khác. Riêng Hà Nội hơn tất cả địa phương khác khi là trung tâm chính trị, văn hoá xã hội và là “trái tim” của cả nước.
“Đã là trái tim thì chấp nhận các dòng máu đỏ, máu nóng, hay máu độc chảy về đây, nên cần sự thanh lọc, hy sinh, đóng góp của Hà Nội. Trái tim không khoẻ thì cơ thể không thể khoẻ”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.
Việc Hà Nội xin cơ chế là đúng, nhưng xin cơ chế phải khác với chuyện xin nguồn lực, do vậy cần phải đánh giá rõ ràng, bởi nếu không nguồn lực đổ về đây thì những chỗ khác bị ảnh hưởng. Cái chính Hà Nội cần hiện nay là phát huy vai trò chính quyền, người lãnh đạo và sự phấn đấu của toàn bộ người dân…
Trước đó, sáng ngày 9/6, thừa Ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ: về quản lý thu ngân sách nhà nước (NSNN) (Điều 3 dự thảo Nghị quyết), Chính phủ trình Quốc hội thí điểm giao HĐND thành phố Hà Nội quyết định việc thu phí.
Theo đó, HĐND thành phố quyết định áp dụng trên địa bàn: thu một số khoản phí chưa được quy định trong Danh mục Luật Phí, lệ phí; tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí (không kể các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương hưởng 100%).
Các khoản thu tăng thêm này, ngân sách thành phố được hưởng 100% và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật NSNN năm 2015, ngân sách Trung ương được hưởng 100% khoản thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý.
Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn, các cơ quan, đơn vị được sử dụng không quá 70% số tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất nộp ngân sách (riêng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là không quá 100%) để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, chi phí di dời, làm nhà ở tại các cơ sở đất khác của cơ quan, đơn vị.
Để tạo điều kiện cho thành phố có thêm nguồn lực, Chính phủ cũng trình Quốc hội quy định Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất (sau khi đã trừ chi phí liên quan) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh).
“Bên cạnh đó, để thành phố có thêm nguồn lực cho đầu tư, Chính phủ trình Quốc hội quy định thành phố Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do UBND thành phố làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Tin liên quan
Xem xét đầu tư hơn nữa cho lực lượng phòng, chống ma túy tại biên giới
20:57 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tránh kéo dài tiến độ khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
14:44 | 13/11/2024 Kinh tế
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
10:39 | 13/11/2024 An ninh XNK
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics