Đầu tư công - Kỳ vọng từ các dự án giao thông trọng điểm
Toàn cảnh không khí thi công tại "đại công trường" sân bay Long Thành. Ảnh: ACV |
657.000 tỷ đồng đầu tư công năm 2024
Trong những năm qua, đối với vốn đầu tư công, ngay trước ngày 31/12 hàng năm, Chính phủ đều giao 100% nguồn vốn sau khi được Quốc hội quyết định và năm 2024, tổng kế hoạch đầu tư vốn NSNN được Quốc hội quyết nghị phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 657.000 tỷ đồng. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đạt khoảng gần 97% kế hoạch được giao, so với năm 2023 vừa qua, đầu năm chỉ đạt hơn 78%. Số vốn giao ngay từ đầu năm cao như vậy đã phản ánh ngay trong kết quả giải ngân tháng 1/2024. Trong tháng 1/2024, số giải ngân cả thuế theo số liệu của Bộ Tài chính đạt 2,58%, cao hơn so với cùng kỳ cả số tương đối và số tuyệt đối (cùng kỳ chỉ đạt 1,8%). |
Phát biểu tại Phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải diễn ra ngày 16/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, cùng với hiệu quả thúc đẩy động lực tăng trưởng, việc tập trung giải ngân đầu tư công với các dự án giao thông được đưa vào khai thác sẽ góp phần giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, giảm giá thành đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; tạo không gian phát triển mới vì đường đi đến đâu, mở ra không gian phát triển mới đến đó, nhất là phát triển công nghiệp, các khu đô thị, dịch vụ… Bên cạnh đó, các dự án giao thông còn tạo không gian phát triển mới, vì đường đi đến đâu mở ra không gian phát triển mới đến đó, nhất là công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ. Thủ tướng khẳng định lựa chọn đột phá về hạ tầng, đặc biệt ở lĩnh vực giao thông là đúng đắn, sáng suốt, yếu tố quyết định sự phát triển trước mắt và lâu dài.
“Những năm qua việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông đã được thúc đẩy, tạo ra phong trào, xu thế không chỉ trung ương mà còn ở địa phương. Năm 2021-2022 là giai đoạn khởi động, chuẩn bị và phê duyệt dự án, năm 2023 triển khai đồng loạt, năm 2024 sẽ tăng tốc xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia với tổng mức đầu tư rất lớn - 422.000 tỷ đồng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Để đáp ứng mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành, đưa vào khai thác 3.000km đường bộ cao tốc, một số cảng hàng không và các công trình giao thông trọng yếu, trong thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải họp định kỳ hàng tháng, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, rõ trách nhiệm đối với từng bộ, ngành, địa phương.
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam: Tạo những không gian tăng trưởng kinh tế mới Năm 2024, chúng ta kỳ vọng vốn đầu tư công sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế bằng cách đóng góp trực tiếp cho sự gia tăng tổng cầu. Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư công đã được đầu tư trọng tâm, trọng điểm hơn so với giai đoạn trước đây, tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, xây dựng những cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực như nông nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Điều này sẽ giúp cho chúng ta mở rộng không gian kinh tế mới. Không gian kinh tế mới này có thể là không gian về mặt địa lý khi có những công trình giao thông đến những vùng đất chưa được khai phá trước đây; hoặc mở rộng không gian kinh tế số khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông tin. Điều đó sẽ giúp chúng ta có những cơ hội mở ra không gian kinh tế mới để doanh nghiệp, người dân, người tiêu dùng có thể khai thác cũng như là đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế. Tôi cho rằng đây là ý nghĩa rất quan trọng của nguồn vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư công cũng góp phần dẫn dắt nguồn vốn đầu tư tư nhân của các doanh nghiệp tư nhân trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài vào một số khu vực như không gian kinh tế số, các địa phương… Do vậy, tôi kỳ vọng kết quả này sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2024 và các năm tiếp theo, đặc biệt là có thêm các giải pháp để thu hút được nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư tư nhân, để nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn đầu tư tư nhân trở thành đối tác cùng nhau đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Thu Hiền (ghi) PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ: Thúc đẩy đầu tư công sẽ tạo nền tảng để phát triển bền vững trong tương lai Mặc dù kết quả giải ngân vốn đầu tư công của TPHCM năm 2023 chưa đạt như kỳ vọng (đạt 70% tổng vốn được giao) nhưng từ cuối năm tình hình đã có những chuyển biến rõ nét và đạt những chỉ số tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là động lực phát triển cho TPHCM trong năm 2024 và việc TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5%-8% trong năm 2024 là hoàn toàn có thể đạt được. Tháng đầu tiên của năm 2024, ba động lực đầu tư gồm đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư thương mại đang phục hồi và đều có tín hiệu tốt. Song năm 2024 vẫn còn nhiều thách thức kể cả bên trong lẫn bên ngoài, còn gọi là thách thức kép. Do đó, TPHCM phải nỗ lực nhiều hơn, hành động ngay từ những tháng đầu năm. Theo đó, Thành uỷ, HĐND TPHCM sẽ tăng cường tổ công tác để hỗ trợ cho đầu tư, triển khai dự án. Quan trọng nhất, từ việc thúc đẩy đầu tư công sẽ tạo nền tảng để phát triển bền vững trong tương lai. Khi đó, đầu tư xã hội cũng sẽ đi liền, đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài cũng tăng vì hạ tầng giao thông sẽ thuận tiện hơn. Việc giải ngân đầu tư công phải thông qua nhiều khâu. Ngoài chuẩn bị vốn, còn phải lo thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư... qua hàng loạt quy định của các luật và mất nhiều thời gian. Thu Dịu (ghi) PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính: Đồng tâm hiệp lực để gỡ vướng cho đầu tư công Năm 2024, Việt Nam cần chú trọng hơn các giải pháp chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Các vướng mắc về vĩ mô trong năm 2023 phải được giải quyết. Đó chính là giải ngân đầu tư công được thúc đẩy một cách mạnh mẽ hơn. Từ trước đến nay, trong việc giải ngân vốn đầu tư công hay trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chúng ta vẫn cứ nói “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Tuy nhiên, thời gian trôi đi nhanh lắm, dẫn đến có những khó khăn trong việc bắt nhịp lại hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu chúng ta cứ “thong thả” đầu năm và thỏa mãn với những kết quả đạt được. Vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm này, chúng ta cần phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư công. Việc này cũng cần được quán triệt ở các ngành, các lĩnh vực, các hoạt động khác trong nền kinh tế để cùng nhau bước vào năm mới với một tâm thế quyết tâm vượt khó. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công không dễ tuy nhiên phải làm cho được. Chính phủ đang rất quyết tâm vấn đề này, vì vậy tôi hy vọng các địa phương đồng tâm hiệp lực để gỡ vướng cho đầu tư công tăng tốc càng sớm càng tốt. Xuân Thảo (ghi) |
Cho biết thêm về tiến độ triển khai của các dự án giao thông trọng điểm, theo Bộ Giao thông vận tải, hiện cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải tại 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó có 5 dự án đường sắt, 2 dự án cảng hàng không, còn lại là các dự án đường bộ, chủ yếu là đường bộ cao tốc và các đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội, đường vành đai TPHCM. Về tiến độ, dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông đã hoàn thành 9/11 dự án thành phần giai đoạn 2017-2020 và dự án Mỹ Thuận-Cần Thơ theo đúng kế hoạch, nâng tổng số đường cao tốc lên 1.892 km, trong đó riêng năm 2023 là 475 km; 2 dự án còn lại đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, các chủ đầu tư, nhà thầu đang tích cực triển khai để hoàn thành theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với 12 dự án thành phần giai đoạn 2021-2025, mặc dù năm đầu triển khai còn vướng mắc nhiều về mặt bằng và vật liệu xây dựng nhưng các chủ đầu tư, nhà thầu đã nỗ lực tổ chức thi công, bám sát tiến độ đề ra. Đối với 5 dự án đường bộ cao tốc trục Đông-Tây và đường vành đai, tiến độ triển khai còn chậm, trừ một số gói thầu do TPHCM và Long An (đường Vành đai 3), Hà Nội (đường Vành đai 4), Bà Rịa-Vũng Tàu (đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu), Đắk Lắk và Khánh Hòa (Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột) làm cơ quan chủ quản triển khai cơ bản đáp ứng kế hoạch. Các dự án cao tốc khác như Tuyên Quang-Hà Giang đoạn qua tỉnh Hà Giang; Cao Lãnh-An Hữu; Bến Lức-Long Thành đang được các chủ đầu tư, nhà thầu triển khai bám sát tiến độ đề ra.
Cũng theo Bộ Giao thông vận tải, hai dự án đường sắt đô thị quan trọng là Nhổn-ga Hà Nội và dự án Bến Thành-Suối Tiên đang được Hà Nội và TPHCM rà soát, tháo gỡ các vướng mắc trong hợp đồng, thực hiện đào tạo nhân sự, hoàn tất các thủ tục về phòng cháy, chữa cháy, nghiệm thu công trình, chứng nhận an toàn hệ thống để phấn đấu vận hành vào tháng 7/2024.
Đối với dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, các gói thầu đang tổ chức thi công như gói thầu nhà ga hành khách, gói thầu xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay đã được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) chỉ đạo các nhà thầu tích cực triển khai bám sát tiến độ. Đáng chú ý, gói thầu nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được ACV triển khai thi công, bám sát tiến độ đề ra, đến nay giải ngân đạt 2.477/10.825 tỷ đồng (23%)…
Tăng tốc giải ngân vốn ngay từ đầu năm
Đánh giá về tình hình giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, điểm sáng trong thời gian qua là chúng ta đã cơ cấu lại đầu tư công, tập trung nguồn lực vào các công trình lớn, dự án giao thông trọng tâm, trọng điểm nhất là dự án đường cao tốc. Trong giai đoạn 2016-2020 cũng như khi xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn lực vốn NSNN tập trung cho ngành giao thông (riêng vốn NSTW bố trí cho ngành giao thông chiếm khoảng 53,4% tổng chi đầu tư NSTW), trong đó riêng Bộ Giao thông vận tải được bố trí vốn NSTW gần 300 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong tất cả các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước, năm 2024, TP Hà Nội dự kiến khởi công xây dựng 5 dự án giao thông trọng điểm gồm: cầu Thượng Cát; cầu Vân Phúc; đường từ Mỹ Đình (Hà Nội) đến Bái Đính (Ninh Bình); đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; xây dựng đường Vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 32. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2024 của thành phố là 81.033 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương là 9.451 tỷ đồng, ngân sách địa phương 71.582 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch đầu tư công năm 2024 của thành phố cao hơn 1,4 lần so với kế hoạch đầu tư công năm 2023 (57.305 tỷ đồng). Thành phố đã thực hiện việc phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2024 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.
“Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thành phố sẽ tiếp tục tập trung, quyết liệt chỉ đạo trong công tác điều hành kế hoạch đầu tư công năm 2024. Trước tiên, thành phố chú trọng một số nội dung trọng tâm như quán triệt về việc thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 ngay từ đầu năm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nghiêm túc thực hiện chế độ giao ban định kỳ toàn thành phố hàng quý và các lĩnh vực hàng tháng. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục đầu tư của các dự án; đồng thời tập trung chỉ đạo, điều hành để thúc đẩy tiến độ các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021-2025, các dự án có quy mô lớn, các dự án chuyển tiếp để tập trung hoàn thành dự án, đưa vào khai thác sử dụng. Các quận, huyện, thị xã thúc đẩy việc giải ngân các dự án ngân sách cấp thành phố giao quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư và dự án thuộc nhiệm vụ của cấp huyện. Cùng với đó, thành phố cũng có biện pháp để đảm bảo nguồn thu; chỉ đạo điều hành kế hoạch đầu tư công năm 2024 phù hợp với nguồn thu, không để xảy ra nợ xây dựng cơ bản...”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết thêm.
Đứng ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, để thực hiện thành công Kế hoạch đầu tư công năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần tinh thần đổi mới, quyết tâm chính trị cao, trách nhiệm hơn nữa của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, cần có giải pháp tổng thể với yêu cầu đầu tiên là phải xác định đầu tư công là ưu tiên hàng đầu để nhất quán trong công tác điều hành. Thực tế cho thấy, trong cùng một thể chế, chính sách pháp luật, có những bộ, ngành và địa phương giải ngân tốt, đó chính là nhờ sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của người đứng đầu.
Theo đó, giải pháp mang tính chất căn cơ cần thực hiện là rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động các dự án đầu tư công. Trước hết là sửa ngay các bất cập đã phát hiện trong thời gian qua (trong đó lưu ý những nội dung nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi) nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội. Về phía các bộ, ngành, địa phương, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm nêu gương, phát huy vai trò của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; thường xuyên rà soát, đôn đốc, kịp thời phát hiện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh của từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, kiểm tra, rà soát từng dự án bố trí kế hoạch vốn năm 2024, đặc biệt là các dự án khởi công mới, lựa chọn dự án đủ thủ tục đầu tư, đáp ứng điều kiện bố trí vốn theo quy định, nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án...
Tin liên quan
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics