Dấu ấn nhiệm kỳ Chính phủ “Kiến tạo và hành động"
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì một phiên họp Chính phủ thường kỳ. |
Tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP trong 5 năm
Việt Nam trong nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021 đã tăng trưởng mạnh mẽ từ chiều rộng đến chiều sâu. Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 5,99% (thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới). Riêng năm 2020 – năm cuối nhiệm kỳ nhưng lại là một năm đầy khó khăn và thử thách nhưng như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nên Chính phủ vẫn hoàn thành “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. GDP năm 2020 tăng 2,91%, Việt Nam là nước duy nhất có tăng trưởng dương trong 6 nền kinh tế lớn tại Đông Nam Á.
Quy mô GDP đến năm 2020 ước đạt 268,4 tỷ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Như vậy, trong giai đoạn 5 năm 2016-2020, Việt Nam đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP trên một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Nhờ vậy, Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ 4 trong ASEAN, đứng thứ 37 thế giới theo xếp hạng của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Ngày 18/3 vừa qua, tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Moody’s đã nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên mức “tích cực”, cho thấy nền tảng vĩ mô của Việt Nam là khá chắc chắn và tiếp tục được cải thiện ngay cả trong dịch Covid-19.
Tại thị trường trong nước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,2%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 7,65%. Lạm phát cơ bản được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 5,15%. Cán cân thương mại hàng hóa luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm. Năm 2020, mặc dù nhiều thị trường xuất khẩu bị gián đoạn do đại dịch nhưng xuất siêu vẫn đạt cao nhất từ trước đến nay (20 tỷ USD). Việc giải ngân vốn đầu tư công được thúc đẩy mạnh mẽ, năm 2020 đạt 97,46% kế hoạch, đây là mức cao nhất đạt được trong giai đoạn 2016-2021. Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ và tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục gần 100 tỷ USD.
Kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước được siết chặt, gắn với triển khai kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm; cơ cấu chi ngân sách chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển. Bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ, bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 3,45%, vượt mục tiêu đề ra là không quá 3,99%. Nợ công giảm từ khoảng 64,5% GDP vào đầu nhiệm kỳ xuống còn 55,3% GDP và được cơ cấu lại bền vững, an toàn hơn, chuyển dần từ vay nước ngoài sang vay trong nước với kỳ hạn dài hơn và chi phí thấp hơn.
Sức mạnh của niềm tin
Những con số vĩ mô đã cho thấy sự thay đổi về chất trong suốt 5 năm qua. Theo các chuyên gia, điều này có được là nhờ Chính phủ đã vào cuộc quyết liệt, tạo thành “làn sóng” về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong cả nhiệm kỳ, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa 63% điều kiện kinh doanh, 68% danh mục hàng hóa chuyên ngành, thực hiện “cơ chế một cửa”, “một cửa liên thông” để giải quyết nhanh thủ tục, giảm tiêu cực.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, dường như có sự “ngấm ngầm” cạnh tranh để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tinh gọn thủ tục hành chính để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư. Khảo sát mới nhất của VCCI cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải chi trả chi phí không chính thức khi thực hiện các thủ tục hành chính đã giảm mạnh, nên mỗi năm cả nước lại có hàng trăm nghìn doanh nghiệp thành lập mới, cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào cơ quan quản lý, điều hành rất mạnh mẽ.
Không chỉ các doanh nghiệp trong nước, nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2020 đã thu hút 175 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài FDI, vốn thực hiện đạt hơn 60%. Kết quả chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) mới nhất từ Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, các doanh nghiệp châu Âu kết thúc năm 2020 với góc nhìn lạc quan về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam, ghi nhận ở mức cao nhất kể từ thời điểm bùng phát dịch Covid-19. Ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham cho biết, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào nền kinh tế ngày càng được củng cố trong một năm qua là minh chứng cho việc Chính phủ Việt Nam xử lý thành công đại dịch Covid-19 và hợp tác xúc tiến EVFTA, tạo ra một nền tảng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm tới của Việt Nam.
Chính vì thế, mặc những khó khăn vì đại dịch vẫn đang hoành hành trên thế giới, Việt Nam vẫn là điểm đến của nhiều dự án FDI “khủng”. Trong các khảo sát của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam luôn nằm trong top 3 điểm đến đầu tư phổ biến với doanh nghiệp Nhật Bản. Các nhà đầu tư đánh giá, sự hấp dẫn của cái tên Việt Nam là nhờ vào lợi thế ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và ngày càng có tay nghề cao…
Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2020 đã lấy phương châm là Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân. Vì thế, nói đi đôi với làm. Chính phủ ra nhiều quyết sách nhưng từng thành viên lãnh đạo Chính phủ đã liên tục đi xuống tận địa phương, cơ sở để kiểm tra, đốc thúc việc thực hiện. Thống kê chưa đầy đủ thì có hơn 5.500 cuộc làm việc giữa Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, nông dân, công nhân, sinh viên… được thực hiện, để mọi tầng lớp nhân dân được bày tỏ nguyện vọng, đưa ra kỳ vọng giải quyết khó khăn, vướng mắc. Chính những hành động này đã càng làm vững chắc hơn niềm tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ, để cùng quyết tâm xây dựng một Việt Nam hùng cường, giàu mạnh.
5 năm qua, đời sống an sinh xã hội của người dân cũng từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục còn 2,75% năm 2020, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. Chính phủ đã chú trọng thực hiện tốt chính sách bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, phòng chống tham nhũng, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ, giải quyết việc làm cho gần 8 triệu lao động. Chính vì thế, theo Báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2021 của Liên hợp quốc vừa được công bố, Việt Nam đã thăng hạng từ thứ 83 lên 79.
|
Tin liên quan
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics