Đánh thức "mỏ vàng" carbon tiềm ẩn tại doanh nghiệp
Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận đạt trung hòa carbon Xuất khẩu sang EU không thể bỏ qua Cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) Doanh nghiệp xoay chuyển phương án kinh doanh |
![]() |
Thị trường carbon sẽ giúp đánh thức "mỏ vàng" đang tiềm ẩn tại nhiều doanh nghiệp. Ảnh: ST |
Các bên đều hưởng lợi
Ông Phạm Việt Biên Cương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu đánh giá, thị trường carbon là giải pháp và chìa khóa thực hiện mục tiêu “Net Zero”. Thị trường này vận hành theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm” phải trả mức phí bù đắp cho lượng phát thải ra môi trường và tuân theo nguyên tắc thuận mua - vừa bán. Khi tham gia thị trường các bên liên quan đều hài hòa được lợi ích. Nhà nước sẽ thu được nguồn ngân sách khi áp dụng thu phí từ các hoạt động trao đổi hạn ngạch, tín chỉ carbon hay thuế carbon trong tương lai. Những khoản phí này sẽ được tái tạo cho các dự án, công trình nghiên cứu về giảm phát thải, hấp thụ, lưu giữ carbon… Trong khi đó, bên bán carbon cũng sẽ hưởng lợi do là những đơn vị thực hiện tốt các giải pháp môi trường, bên mua cũng sẽ bù đắp được lượng phát thải quá hạn ngạch cho phép. Qua đó, các nỗ lực về giải pháp giảm phát thải, hấp thụ carbon, giải pháp xanh sẽ được áp dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Hiện nhiều DN đã bắt đầu nhận thấy lợi ích của việc sử dụng tín dụng carbon để cân bằng lượng khí thải carbon của mình. Đó là một cách để củng cố hình ảnh của DN với tư cách là một tổ chức quan tâm đến trách nhiệm xã hội. Giải pháp này giúp các DN trở nên “xanh” hơn và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang “Net Zero” bằng cách áp dụng các kỹ thuật để thu giữ CO2 từ khí quyển và giảm lượng khí thải được tạo ra thông qua các hoạt động nỗ lực của chính họ.
Ông Cương cho biết, thị trường carbon của Việt Nam hiện đã khá sôi động liên quan đến mua bán, bù trừ, đầu tư dự án sinh ra tín chỉ carbon, tập trung ở các DN năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời…
TS Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng chứng chỉ quản lý rừng bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, Việt Nam cũng đã có dự án trong lĩnh vực rừng bán được tín chỉ carbon ra quốc tế. Đây là dự án thuộc Thỏa thuận thanh toán giảm thiểu phát thải (ERPA) với Quỹ đối tác carbon rừng thuộc Ngân hàng Thế giới ký vào tháng 10/2020. Theo đó, Việt Nam sẽ giảm 10,3 triệu tấn khí thải CO2 từ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ cho đến năm 2025 để nhận 51,5 triệu USD (tức mỗi tín chỉ carbon sẽ là 1 tấn khí thải và trị giá 5 USD). Số tiền này sẽ được chia cho các hộ nông dân hoặc chủ sở hữu trồng và bảo vệ rừng. Theo ông Phương, đây là chương trình đầu tiên Việt Nam chuyển quyền phát thải được tạo ra từ công tác quản lý và bảo vệ rừng. Chương trình mang tính chất thí điểm trong bối cảnh các chính sách khác chưa đầy đủ, hoàn thiện.
"Mỏ vàng" tiềm ẩn
Ở góc độ đơn vị thu mua tín chỉ carbon, bà Nguyễn Thu Trang, Chủ tịch T.A.F Group cho biết đang đầu tư và mua tín chỉ carbon với giá 7 USD/tín chỉ. “Khoảng 2-3 năm nữa thị trường carbon của Việt Nam sẽ nhận được sự quan tâm của rất nhiều DN lẫn các nhà đầu tư. Bởi hiện nay giá tín chí carbon của nước ta so với các nước trong khu vực và thế giới đang chênh lệch và được ưu tiên, hưởng lợi rất nhiều về giá” – bà Phương chia sẻ.
Cũng theo bà Phương, DN quan tâm đầu tư càng sớm lợi ích mang lại sẽ càng cao. Lượng tín chỉ carbon chỉ có hạn, trong khi ngay càng nhiều nước áp dụng mức phí carbon. Khi nhu cầu tăng lên, giá cả cũng sẽ tăng theo, khi đó DN có thể sẽ phải trả mức phí cao hơn hàng chục lần so với hiện tại.
Ông Phạm Việt Biên Cương cho biết, hiện các khu vực phát triển trên thế giới như EU, Mỹ hay sắp tới đây là Trung Quốc, Nhật… sẽ áp dụng hàng rào thuế carbon cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây cũng là thách thức nhưng cũng là cơ hội để cơ quan quản lý và các tổ chức, DN chuyển mình, nghiên cứu và áp dụng ngay các giải pháp xanh, giảm phát thải và thực hiện các biện pháp để tạo ra và tích lũy “tín chỉ carbon” cho thời gian tới.
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 – “Net Zero” vào năm 2050 thì giá carbon cần trong khoảng 50 - 250 USD/tấn CO2e (CO2e là đơn vị được dùng để thể hiện dấu vết carbon của tất cả các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, với giả định tất cả khí thải ra đều là CO2), trung bình khoảng 120 USD/tấn CO2e. Đây là mức giá mà các tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải tự quyết định nên giảm lượng khí thải hay sẽ tiếp tục gây ô nhiễm và trả tiền cho phát thải đó. Theo dự đoán giá carbon có sẽ có xu thế tăng trong thời gian tới và tại một số thị trường có thể đạt ngưỡng 150 USD/tấn CO2e vào năm 2035.
Hiện Nghị định 06/2022/NĐ-CP đã có những quy định về lộ trình phát triển thị trường carbon trong nước và thực hiện các dự án trao đổi tín dụng trong nước và quốc tế. Đây là căn cứ pháp lý mới nhất quy định về tổ chức và phát triển thị trường carbon. Theo đó, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được vận hành thí điểm từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực cho các DN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang “Net Zero” bằng cách áp dụng các kỹ thuật để thu giữ CO2 từ khí quyển và giảm lượng khí thải được tạo ra.
Nhiều DN cũng đã có những bước chuẩn bị cho sự hình thành của thị trường carbon tại Việt Nam. Điển hình như Tập đoàn Lộc Trời đã chuẩn hóa quy trình canh tác để đạt Tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững SRP và trở thành DN đầu tiên tạo được chứng chỉ carbon cho cây lúa tại Việt Nam. Tương tự, Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm) cũng đã tích cực tìm hiểu các điều kiện và thủ tục để xây dựng tín chỉ carbon cho cây dừa. Cụ thể, Sokfarm đã liên hệ các tổ chức nước ngoài để được đào tạo về chứng nhận chỉ số carbon, đồng thời liên hệ với các cơ quan chức năng để tìm hiểu về quy định chính sách cho vấn đề này.
Tin liên quan

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
08:45 | 14/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
21:12 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ
21:03 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng
07:23 | 14/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid
15:38 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Sẵn sàng triển khai truyền nhận thông tin tạm hoãn xuất cảnh theo phương thức điện tử

Hải quan Thái Bình tổ chức Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2027

Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Sẵn sàng triển khai truyền nhận thông tin tạm hoãn xuất cảnh theo phương thức điện tử

Hải quan Thái Bình tổ chức Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2027

4 tháng thu vào ngân sách hơn 30 nghìn tỷ đồng nợ thuế

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Khôi phục mở thông tàu khách liên vận quốc tế qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Gần 24.400 lượt xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Phát hiện hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu

Hải quan khu vực VIII bắt giữ 7 vụ hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT

Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng
