Đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể xin tiếp thu ý kiến của các đại biểu và dư luận xã hội, sắp tới sẽ phối hợp với các thành phố lớn tham mưu với Chính phủ để tránh tái diễn tình trạng đội vốn, chậm tiến độ các dự án đường sắt đô thị |
Theo đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội), hiện nay, các tuyến đường sắt đô thị được xem là "cứu cánh", mang tính then chốt. Hệ thống đường sắt của 2 thành phố Hà Nội và TPHCM xác định có khoảng 8 tuyến.
Cụ thể, tại TPHCM, các tuyến có tổng chiều dài khoảng 220 km với tổng mức đầu tư 25 tỷ USD; Hà Nội có 318 km với tổng mức đầu tư là 30 tỷ USD.
"Phát triển đường sắt đô thị được xem là một xu thế tất yếu, bức bách, song việc triển khai có nhiều vấn đề. Mẫu số chung là vốn đầu tư lớn, chậm tiến độ, đội vốn, gây bức xúc trong nhân dân như dự án Cát Linh - Hà Đông, Bến Thành - Suối Tiên…", đại biểu Nguyễn Phi Thường nói.
Theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, giao thông tại TPHCM và Hà Nội đều không được thiết kế theo định hướng đô thị giao thông công cộng mà phát triển chủ yếu theo quy luật kinh tế với mật độ đường rất thấp, thiếu không gian đi bộ, có nhiều khu vực phát triển tự phát.
"Cảnh quan nhà phố, kinh tế vỉa hè, văn hóa vỉa hè có thể coi là khá đặc trưng của đô thị Việt Nam. Xe máy vẫn duy trì vị trí độc tôn trong giao thông đô thị hứa hẹn sẽ là đối thủ cực mạnh với đường sắt đô thị", đại biểu Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.
Trong khi đó, hiện nay, các dự án đường sắt đô thị như đường sắt Cát Linh - Hà Đông, chủ yếu hướng đến yếu tố tính khả thi tài chính, yếu tố kỹ thuật mà ít chú ý đến sự liên kết không gian đô thị.
|
Một số đại biểu Quốc hội phân tích thêm, về trường hợp đường sắt Cát Linh-Hà Đông, đây là dự án được người dân Hà Nội đặc biệt quan tâm, đã có nhiều lần chất vấn Quốc hội. Đề nghị Chính phủ, Quốc hội tháo gỡ, vận hành, không để tiếp tục sai hẹn, không để kéo quá dài.
Từ dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, các đại biểu Quốc hội đưa ra một số lưu ý như: cần đánh giá rút kinh nghiệm với dự án ODA với đường sắt đô thị, thận trọng với các điều kiện vay ODA, nhất là việc lựa chọn tổng thầu; tuyến đường sắt đô thị chỉ hiệu quả cao khi được đầu tư toàn tuyến chứ không phải đầu tư từng đoạn tuyến; cần chú ý đến yếu tố kết nối lưu thông…
Tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể nêu rõ, TPHCM và Hà Nội đều làm chủ đầu tư các dự án lớn. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề như chậm tiến độ, đội vốn. Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất nhiều và các thành phố đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để xử lý.
"Qua các dự án hiện nay, chúng tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm hết sức sâu sắc liên quan tới vấn đề quy hoạch làm sao đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đặc biệt, quá trình phát triển đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn đối tác, đấu thầu phải rút ra kinh nghiệm để lựa chọn công nghệ, nhà thầu và phải chỉ đạo quyết liệt đối với các dự án", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Vị “tư lệnh” ngành Giao thông vận tải khẳng định sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội, sắp tới phối hợp với các thành phố lớn tham mưu với Chính phủ để tránh tái diễn những việc như hiện nay.
Báo cáo Thủ tướng về tiến độ hoàn thành dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, từ nay đến giữa tháng 11/2020, có 8 đến 10 chuyên gia tư vấn của Pháp sẽ sang Việt Nam để đánh giá an toàn dự án; phấn đấu trong tháng 12/2020, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành nghiệm thu có điều kiện. |
Tin liên quan
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại từ ngày 8/8
15:07 | 07/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu kiểm tra 6 dự án cao tốc, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo khẩn nhiều nội dung quan trọng
14:21 | 04/09/2023 Kinh tế
Nhu cầu đường sắt đô thị tăng mạnh ở Đông Nam Á
14:13 | 16/07/2023 Nhìn ra thế giới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics