Cuộc chiến Ukraine làm đảo lộn bản đồ LNG trên thế giới
Dòng chảy dầu mỏ thế giới thay đổi do xung đột tại Ukraine | |
Cuộc chạy đua trái chiều nhằm điều chỉnh giá dầu thế giới | |
Bản đồ năng lượng thế giới được vẽ lại sau 4 tháng xung đột ở Ukraine |
LNG là khí tự nhiên đã được làm lạnh thành dạng lỏng để lưu trữ hoặc vận chuyển. |
Châu Âu, từng là khách hàng lớn nhất nhập khẩu khí đốt Nga, đã phải tìm các giải pháp thay thế chỉ trong vài tháng, đẩy lượng mua LNG của khối này lên 60% trong năm ngoái.
Theo dữ liệu mới nhất của Ủy ban châu Âu, từ tháng 1 đến tháng 11/2022, khí đốt (vận chuyển qua các đường ống) và LNG của Nga chỉ chiếm chưa đầy 25% tổng lượng nhập khẩu của Lục địa già; Na Uy cũng cung cấp 25% và Algeria gần 12%. Phần còn lại (25,7%) (không tính LNG của Nga) là LNG chủ yếu được cung cấp bởi Mỹ, Qatar và Nigeria.
Báo chí cho rằng Mỹ là nước được hưởng lợi lớn nhất từ những xáo trộn này, với giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Âu tăng gấp đôi trong năm 2021 và 2022 nhờ bối cảnh địa chính trị và giá khí đốt tăng vọt ở Lục địa già.
Giá trị xuất khẩu LNG của Mỹ không liên quan nhiều đến việc tăng sản lượng (thực tế chỉ tăng nhẹ) mà chủ yếu do thay đổi điểm đến. Nếu như năm 2021, những khách hàng hàng đầu nhập khẩu LNG của Mỹ là Trung Quốc, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ thì năm 2022, đó là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh.
Những tháng đầu năm 2023 tiếp tục xác nhận xu hướng này cho dù giá LNG có chiều hướng giảm. Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nước này đã vận chuyển một khối lượng LNG lớn nhất đến Anh, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp trong tháng 3.
Theo dự báo của Viện phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA) có trụ sở tại Paris, nhu cầu về khí đốt tự nhiên ở các nước châu Âu dự kiến sẽ giảm 40% vào năm 2030. IEEFA cũng cho rằng tại châu Á, một khu vực nhập khẩu lớn khác, nhiều khách hàng cũng có thể giảm mua LNG trong những năm tới. Giá cao và tình trạng gián đoạn nguồn cung trong thời gian qua đã tác động đến nhận thức của các nước, theo đó LNG đang trở thành một loại năng lượng đắt đỏ và không đáng tin cậy. Các dự án nhập khẩu LNG trong khu vực hiện đang phải đối mặt với thời gian thực hiện lâu hơn và rủi ro bị hủy bỏ bất cứ lúc nào. Do đó, Chính phủ tại các thị trường LNG quan trọng đã đưa ra các chính sách mới để hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Điều này làm lu mờ triển vọng nhu cầu dài hạn ở những nơi mà lĩnh vực LNG thế giới đang mong đợi có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong một xu hướng như vậy, Nhật Bản và Hàn Quốc, là những quốc gia có lịch sử nhập khẩu LNG, đang đẩy mạnh việc phát triển các chương trình năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió để trung hòa carbon cho nền kinh tế. Là nền kinh tế đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách “Zero Covid”, Trung Quốc cũng đã giảm 20% lượng mua LNG trong năm 2022 do giá cao. Ngược lại, nước này muốn chuyển sang nguồn khí đốt do Nga cung cấp thông qua tuyến đường ống với giá hấp dẫn hơn sau khi Moscow mất đi khách hàng quan trọng là EU. Khu vực Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, cũng giảm 16% lượng nhập khẩu LNG trong năm 2022, một mặt là do giá cao nhưng mặt khác là do thiếu nguồn cung do các chủ buôn muốn tìm khách hàng khác để tăng lợi nhuận.
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), kết quả là tiêu thụ khí đốt tự nhiên toàn cầu được dự báo sẽ rơi vào tình trạng đình trệ trong năm nay, ở mức 4,041 tỷ m3 so với mức 4,042 tỷ m3 của năm 2022, cho dù sản lượng có tăng nhẹ ở mức 2%, tức là từ 4,119 tỷ m3 lên 4,128 tỷ m3.
Tin liên quan
Nga cân nhắc lợi ích, để ngỏ khả năng rút khỏi Hội đồng Bắc Cực
13:26 | 07/02/2024 Nhìn ra thế giới
Bức tranh màu xám của thế giới năm 2023
08:32 | 02/01/2024 Nhìn ra thế giới
Sức phục hồi ấn tượng của các thị trường mới nổi
07:00 | 19/11/2023 Nhìn ra thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro ổn định tài chính lớn nhất
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục trong năm nay
09:16 | 25/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chiến dịch SECURE HORIZON: Hải quan Đông Nam Âu ngăn chặn mối đe dọa từ thiết bị nổ tự chế
09:11 | 25/11/2024 Hải quan thế giới
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bức ảnh làm nên thương hiệu
Những chính sách thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
Cải cách lớn về cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Tây Ninh: Xử phạt 2 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kê khai sai thuế
Nâng cao năng lực ngăn chặn rác thải nhựa và nguy hại xuyên biên giới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics