Cuộc chiến chống “Brexit không thỏa thuận” chính thức bắt đầu
Mỹ, Anh thảo luận hiệp định tự do thương mại song phương hậu Brexit | |
Quốc hội Anh có thể ngăn chặn Brexit "cứng"? | |
Tân thủ tướng Anh đối mặt với nhọc nhằn Brexit | |
Sức mạnh mới cho Brexit? |
Thủ tướng Boris Johnson (trái) và lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn. Ảnh: Daily Express. |
Dù không thể theo đuổi đến cùng tham vọng ban đầu là bãi nhiệm và thay thế vị trí của Thủ tướng Boris Johnson, song lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn đã thuyết phục thành công không chỉ tân lãnh đạo đảng Tự do Dân chủ Jo Swinson, mà cả đảng Xanh, một số nhân vật bảo thủ hay đảng Dân tộc Scotland nhằm ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuận.
Lãnh đạo đảng Tự do Dân chủ Jo Swinson cho biết: “Chúng tôi tập trung rất nhiều vào các lựa chọn lập pháp để mở rộng Điều 50 và tìm cách đạt được mục tiêu này. Sẽ có các cuộc họp tiếp theo trong 48 giờ tới, nơi chúng tôi có thể xem xét các chi tiết, kịch bản cụ thể khác nhau và xử lý chi tiết. Cách tiếp cận lập pháp này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả, sẽ tập hợp được sự đồng thuận”.
Sau cuộc họp mang tính biểu tượng tại Church House - nơi từng được Nghị viện Anh sử dụng làm nơi hội họp thay thế cho Westminter trong Chiến tranh thế giới thứ 2, những nghị sĩ này đã ký vào một thông cáo chung thừa nhận sự khẩn cấp phải hành động cùng nhau. Mục tiêu là tránh cho Nghị viện phải ngừng hoạt động như cảnh báo của Thủ tướng Boris Johnson để có thể đưa nước Anh rời Liên minh châu Âu vào ngày 31/10 tới bằng bất kỳ giá nào, thậm chí là không thỏa thuận.
Cuộc họp được xem là một bước ngoặt quan trọng trong bối cảnh kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân năm 2016, các nghị sĩ Anh gần như chưa bao giờ có thể vượt qua những tham vọng đảng phái để đi tới sự đồng thuận.
Lãnh đạo đảng Dân tộc xứ Wales Liz Saville cho biết: “Cuộc họp diễn ra tích cực hơn dự đoán của tôi. Chúng tôi quyết tâm làm việc cùng nhau. Tất nhiên, ưu tiên hàng đầu là ngăn chặn Brexit không thỏa thuận. Tất nhiên chúng tôi đều là các đảng chính trị khác nhau nên tất cả chúng tôi đều có những ưu tiên khác nhau trong các khía cạnh khác nhưng chúng tôi đang làm việc cùng nhau về vấn đề này”.
Tuy nhiên, khả năng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại Thủ tướng Boris Johnson vào thời điểm hiện nay như mong muốn của lãnh đạo Công đảng đã bị bác bỏ. Đây sẽ chỉ được coi như giải pháp cuối cùng trong tháng 10 nếu lựa chọn pháp lý không thành công. Bên cạnh nỗ lực ngăn chặn ý định của ông Jeremy Corbyn lợi dụng “cuộc đảo chính” này để vào ngôi nhà số 10 Phố Downing, các đảng đối lập tại Anh cũng đều có những toan tính riêng của mình.
Hơn nữa những phương tiện pháp lý mà các nghị sĩ có trong tay để ngăn chặn Brexit không thỏa thuận là hạn chế. Trong khi Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể dễ dàng đưa nước Anh rời EU mà không có thỏa thuận, bởi đây là kết quả của việc khởi động điều 50 Hiệp ước Lisbon đã được Nghị viện Anh thông qua năm 2017, thì đối với các nghị sĩ Anh làm điều ngược lại là khó khăn hơn.
Trong số các giải pháp đưa ra: các nghị sĩ có thể thúc đẩy một dự thảo luật để buộc chính phủ phải yêu cầu Brussels gia hạn điều 50. Tuy nhiên, ông Boris Johnson và các cố vấn của mình đã đi trước một bước khi hạn chế tối đa việc trình các dự thảo luật mới lên Nghị viện vào mùa thu này.
Có thể nói, chính trường nước Anh đang ngày càng rối ren, hơn 3 năm sau cuộc trưng cầu ý dân về việc rời Liên minh châu Âu. Riêng đối với Thủ tướng Boris Johnson, sức ép đối với ông là rất lớn từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Tới nay, nhà lãnh đạo Anh vẫn kiên quyết với lập trường đưa nước Anh rời EU vào ngày 31/10 tới dù có đạt thỏa thuận hay không.
Tin liên quan
Diệt tham nhũng quyền lực sẽ làm rung chuyển các tham nhũng khác
12:52 | 21/01/2021 Sự kiện - Vấn đề
Cuộc chiến giao đồ ăn nhanh
07:55 | 30/06/2020 Người quan sát
Hành trình chống chọi Covid-19 "kỳ lạ" của Thủ tướng Anh Boris Johnson
13:54 | 07/04/2020 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics