Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia
Điều chỉnh thuế TTĐB đối với thuốc lá góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) |
![]() |
Chuyên gia Đào Thế Sơn. Ảnh: TL. |
Tại một hội thảo gần đây, ông cho rằng thuế TTĐB đối với thuốc lá nên được coi là một chính sách tài khoá hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hơn là ngược lại. Điều này nên được hiểu như thế nào?
Thứ nhất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế không phải là thực hiện một chính sách tài khoá mở rộng đồng đều cho tất cả các ngành mà cần có sự ưu tiên và phân loại.
Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên cũng nêu rõ việc "bảo đảm an sinh xã hội, công bằng tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường; cân đối, hài hòa giữa thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn với phát triển trong trung và dài hạn; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần."
Sản xuất thuốc lá là một ngành kinh doanh có điều kiện, vì các tác hại liên quan tới sức khoẻ, môi trường. Không nằm trong lĩnh vực ưu tiên phát triển.
Thứ hai, theo nghiên cứu của Hội Khoa học Kinh tế Y tế, tổn thất kinh tế do bệnh tật và tử vong sớm gây ra bởi thuốc lá lên tới 108 nghìn tỷ đồng/năm, tương đương với 1,14% GDP. Chi phí về môi trường cũng được ước tính lên tới 99 nghìn tỷ đồng/năm (Global Center for Good Governance in Tobacco Control). Như vậy, việc tăng thuế TTĐB thuốc lá sẽ thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế nhờ tiết kiệm các chi phí do bệnh tật và tử vong, chi phí môi trường.
Thứ ba, việc tăng thuế TTĐB thuốc lá là một chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động. Theo nghiên cứu của Hội Khoa học Kinh tế Y tế, bệnh tật, tử vong gây ra từ việc sử dụng thuốc lá tại Việt Nam làm mất đi tổng cộng 21,7 triệu giờ lao động, bao gồm thời gian khám chữa bệnh của người bệnh và người chăm sóc. Đấy là chưa tính đến thời gian hút thuốc trong giờ làm việc.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy ở Anh chi phí giảm năng suất lao động do phải đi hút thuốc lá trong giờ làm việc là £1.815 mỗi năm cho mỗi người lao động hút thuốc 2. Con số này ở Hàn Quốc là $3.077 đến $4.102 cho mỗi người lao động.
Ở Việt Nam, một ước tính sơ bộ của UNDP cho thấy chi phí giảm năng suất lao động do người hút thuốc phải dừng việc trong giờ làm để đi hút thuốc hay bị mệt là 3,3 nghìn tỷ đồng cho năm 2024.
Thứ tư, tăng thuế TTĐB giúp các hộ gia đình phân bổ tiêu dùng tốt hơn, không làm giảm tổng cầu mà dẫn đến tăng kinh tế hộ và chi tiêu trong dài hạn, tạo cơ sở cho tăng trưởng bền vững.
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN), việc tiêu dùng thuốc lá làm lấn át chi tiêu cho giáo dục, nhất là ở các hộ có thu nhập thấp, vừa ảnh hưởng tới tình trạng đói nghèo hiện tại lẫn khả năng phát triển kinh tế cũng như sức mua trong tương lai của các hộ gia đình.
Như vậy, nếu tăng thuế giúp các hộ gia đình điều tiết chi tiêu thì phần tiêu dùng giảm đi từ thuốc lá sẽ được điều chuyển sang các khoản chi khác, giúp tăng tính bền vững của cho sự phát triển. Các hộ gia đình có thể tăng chi tiêu cho giáo dục – đào tạo, tăng tiết kiệm để phục vụ hoạt động đầu tư - kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân.
Thứ năm, mặc dù mục tiêu chính của thuế TTĐB không phải là tăng thu ngân sách, nhưng với đặc điểm hiện tại của thị trường tại Việt Nam thì ảnh hưởng gián tiếp của tăng thuế là tăng thu ngân sách.
Ngân sách tăng lên này không chỉ giúp tạo cơ sở cho việc chi cho các mục tiêu y tế mà còn tạo cơ sở chung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững có tính bao trùm (trong đó có việc giảm tỷ lệ hộ nghèo và bất bình đẳng thu nhập).
Theo tính toán của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (tháng 2/2025) với mô hình VNMOD, các phương án tăng thuế của Bộ Tài chính với sản phẩm thuốc lá giúp đảm bảo chi trả cho các chương trình phục vụ các m ục tiêu phát triển bền vững (SDG) mới. Ví dụ, nguồn thu có thể hỗ trợ chi trợ cấp giáo dục (đồ dùng học tập) hoặc trợ cấp y tế cho hộ nghèo. Các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đều có mức tăng đáng kể đáp ứng nhu cầu chi cho một số chương trình SDGs.
Cần mạnh dạn tăng thuế TTĐB để có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, cũng có đề nghị cần có lộ trình áp dụng để tránh “sốc” cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Theo tôi, các phương án đề xuất của Bộ Tài chính đã tính tới các tác động tổng thể. Để đạt được đầy đủ các mục tiêu về sức khoẻ, thuế thuốc lá cần bổ sung ở mức 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và tăng dần lên tới 15.000 đồng/bao vào năm 2030.
Hiện nay mức đề xuất mức thấp hơn, nên tác động tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không ở mức sốc. Xét tới thực tế kết quả kinh doanh của ngành thuốc lá nói chung trong giai đoạn vừa qua vẫn rất tốt, thể hiện ở các chỉ tiêu như chỉ số sản xuất và tiêu thụ.
Điều cần hơn là doanh nghiệp cần chia sẻ trách nhiệm đối với những vấn đề gây sốc khác, đó là con số về bệnh tật, tử vong mỗi năm gây ra bởi thuốc lá, hiện đã lên tới hơn 100.000 người/năm.
Xung quanh đề xuất tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, cũng có ý kiến lo ngại sẽ làm gia tăng thuốc lá lậu. Trên cơ sở các nghiên cứu trong nhiều năm, theo ông điều lo ngại này là có cơ sở?
Thực tế, các số liệu về buôn lậu thuốc lá trên thế giới thường bị phóng đại hơn thực tế. Theo các nghiên cứu tổng hợp của Tổ chức Y tế thế giới so sánh giữa các quốc gia, không có mối liên hệ chặt giữa tăng thuế và tăng buôn lậu.
Các nghiên cứu của Trường Đại học Thương mại (2012), Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (2017) đều cho thấy, người tiêu dùng thuốc lá lậu không phải vấn đề giá. Thực tế giá trung bình thuốc lá lậu còn đắt hơn thuốc lá hợp pháp.
Số liệu cũng cho thấy, tỷ lệ thị phần thuốc lá lậu đã giảm đi từ mức 20% trong giai đoạn 2010-2015 xuống mức 14-15% giai đoạn 2017-2020, mặc dù Việt Nam có tăng thuế và năm 2016-2019.
Khảo sát giá mới nhất năm 2025 của DEPOCEN cũng cho thấy, khi giá thuốc lá hợp pháp tăng, lên thì giá thuốc lá lậu cũng tăng theo. Do vậy, không tạo ra sự chuyển dịch tiêu dùng từ thuốc lá hợp pháp sang thuốc lá lậu.
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vậy ngoài giải pháp tăng thuế, Nhà nước cần thêm các giải pháp gì để đạt được mục tiêu đề ra, thưa ông?
Ngoài biện pháp tăng thuế, Việt Nam vẫn cần tiếp tục các biện pháp khác đã thể hiện trong gói chính sách MPOWER của Tổ chức Y tế thế giới, trong Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá tới năm 2030.
Trong đó có các biện pháp như tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, cấm quảng cáo khuyến mại tài trợ, quản lý tốt hơn các quy định về môi trường không khói thuốc, quy định liên quan tới các điểm bán lẻ ...
Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng chính sách thuế vẫn là quan trọng nhất vì có tác động trực tiếp. Kinh nghiệm thế giới cho thấy chính sách thuế cần đóng góp 50% - 60% đóng góp trong việc giảm tỷ lệ tiêu dùng thuốc lá.
Có thể nói, tăng thuế thuốc lá không chỉ là chính sách thuế mà đó là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà
07:30 | 13/05/2025 Cần biết

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng
08:44 | 09/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Khởi tố doanh nghiệp xuất lậu 2 container thuốc lá
10:12 | 07/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
08:45 | 14/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân
18:34 | 13/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành
19:26 | 12/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất
09:48 | 12/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
10:39 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”
08:49 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư
11:36 | 06/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D
20:01 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng với dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị- Chi Lăng
07:56 | 04/05/2025 Đối thoại

Thủ tục, chính sách đối với hàng thay đổi mục đích sử dụng
07:51 | 04/05/2025 Chính sách thuế, hải quan
Tin mới

Phấn đấu đưa thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD trong năm 2025

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng