Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
![]() |
Quang cảnh Toạ đàm |
Trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng
Tại toạ đàm, TS. Bùi Thanh Minh, Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt.
Theo ông Minh, Nghị quyết 68 ra đời, đặt nền móng cho sự chuyển mình của khu vực tư nhân và đã đến lúc cần trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.
Ông Minh nhấn mạnh, Nghị quyết 68 không phải là câu chuyện ưu tiên khu vực tư nhân, mà là vấn đề về luật chơi: khu vực này chỉ cần được tự do và bình đẳng để làm tốt công việc của mình.
“Đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng trong nền kinh tế”, ông Bùi Thanh Minh nhấn mạnh.
![]() |
TS. Bùi Thanh Minh |
Vị chuyên gia cho hay, khi thiết kế Nghị quyết 68, tổ soạn thảo theo đuổi hai tư duy cốt lõi: tư duy “cởi trói” và tư duy “phát triển”. Ở tư duy cởi trói, mục tiêu là giải quyết các “căn bệnh” cố hữu như đất đai, vốn, hay cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp tư nhân với các nhóm thân hữu.
Còn ở tư duy phát triển, các doanh nghiệp được phân cấp theo ba nhóm: doanh nghiệp dẫn dắt gắn với bài toán quốc gia, doanh nghiệp tiên phong, và các doanh nghiệp nhỏ.
“Đây là thời điểm vô cùng quan trọng để đổi mới – một cuộc đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành động. Nếu Việt Nam muốn trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, thì nghị quyết không thể chỉ nằm trên giấy.
Kỳ vọng Nghị quyết 68 sẽ sớm đi vào thực tiễn
Đánh giá Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành, ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, ngoài chiến lược tổng thể, nghị quyết còn nêu ra các nghiệm vụ, nội dung rất chi tiết để có thể giải quyết các điểm nghẽn đã tồn tại trong gần 40 năm Đổi mới, từ đó tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.
Lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cũng đề cập tới các mục tiêu phát triển cao mà nghị quyết đặt ra như: phấn đấu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động, ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời xác định doanh nhân là lực lượng tiên phong trong đổi mới sáng tạo, khoa học – công nghệ, chuyển đổi số và phát triển hạ tầng.
![]() |
Ông Nguyễn Hữu Hùng |
Chia sẻ câu chuyện của DN khi triển khai dự án hầm Hải Vân số 1, đại diện Đèo Cả nhấn mạnh, các DN trong nước cần tiến tới việc làm chủ công nghệ.
Dẫn chứng từ chính chặng đường 40 năm của Đèo Cả, một trong những đơn vị tiên phong trong mô hình đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP), ông Hùng cho biết thành công lớn nhất đến từ khả năng kết hợp công nghệ và cách tiếp cận dự án hiện đại.
“Nếu chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần, chúng tôi đã không thể làm được các dự án quy mô như: hầm Hải Vân 1, hầm Đèo Cả... Việc tiếp cận và làm chủ công nghệ của Nhật Bản giúp chúng tôi tiết kiệm tới 4.000 tỷ đồng. Điều đó mở ra cơ hội nội địa hóa công nghệ, tiến tới tự chủ trong các lĩnh vực như đào hầm hay đường sắt tốc độ cao”.
Từ câu chuyện trên, lãnh đạo Tập đoàn này cho rằng, tới đây với các dự án lớn như đường sắt tốc độ cao, các dự án metro... cần mạnh dạn giao cho các DN trong nước triển khai.
"Chúng ta phải mạnh dạn giao việc và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân. Không nên để các tập đoàn lớn chi phối hết cơ hội, bởi nếu các doanh nghiệp nhỏ, nhất là ở địa phương, không được trao cơ hội, thì sau này đất nước sẽ thiếu vắng lực lượng thực thi dự án quan trọng", ông Hùng nói.
Dẫn câu nói "Con đường dài nhất không phải là con đường BOT, cũng không phải là đường cao tốc Bắc - Nam mà đó chính là con đường từ miệng đến tay", đại diện DN này nhấn mạnh "đừng để động lực chỉ là lời hô hào" và kỳ vọng các nội dung trong Nghị quyết 68 sẽ sớm đi vào thực tiễn.
Tại toạ đàm, 5 đề xuất để tăng cường vai trò của kinh tế tư nhân theo tinh thần của Nghị quyết 68 đã được ông Nguyễn Hữu Hùng đề cập tới.
5 đề xuất bao gồm: cần xây dựng doanh nghiệp văn hóa; DN phải hành động thiết thực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; hoạch định phát triển nhân lực; đổi mới sáng tạo; lấy bài học tối ưu chi phí của Nhà nước làm kinh nghiệm.
Bài học tối ưu chi phí cụ thể là, muốn tăng thu nhập, thì phải tinh gọn bộ máy – từ phân công lao động, đánh giá hiệu quả công việc. DN phải tự "nội soi" chính mình, xác lập cơ cấu chi phí, định biên nhân sự hợp lý, hướng đến mục tiêu lâu dài “dân có giàu, thì nước mới mạnh, doanh nghiệp sẽ bền vững”.
Cần tăng sức cạnh tranh cho DN nội
Tại tọa đàm, ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh chia sẻ những trăn trở khi môi trường kinh doanh đang chịu sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, khiến cho các giá trị gia tăng bị bào mòn.
Theo ông Trần Văn Lê, khái niệm “Chiến lược Đại dương xanh” tạo ra thị trường mới ít cạnh tranh bằng cách vừa cắt giảm chi phí, vừa tạo sự khác biệt dường như vẫn còn là một khái niệm xa xỉ với nhiều DN Việt Nam. Lý do là bởi các giá trị gia tăng bị bào mòn bởi môi trường kinh doanh đang chịu sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.
![]() |
Ông Trần Văn Lê. |
Ông Lê nhấn mạnh, một trong những điểm yếu cốt lõi được chỉ ra là sự thiếu vắng của luật chống bán phá giá. Ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, luật pháp bảo vệ doanh nghiệp bằng việc thiết lập tỷ lệ lãi tối thiểu để DN có thể tồn tại. Nhưng ở Việt Nam, sự thiếu vắng công cụ này khiến cho giá trị của lao động, nguyên liệu và năng lực quản trị chưa được bảo vệ.
Chia sẻ câu chuyện của Tập đoàn Phương Linh: DN chưa từng nợ lương suốt 25 năm, đã xây dựng được 2 nhà máy, 8 trung tâm nghiên cứu, song lãnh đạo Tập đoàn này cũng thừa nhận rằng “chưa thể gọi là giàu”, qua đó nhấn mạnh “cần cơ chế hỗ trợ giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho DN nội”.
Đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng tầm doanh nhân Việt, tạo dựng một thế hệ doanh nhân mới có trí tuệ, bản lĩnh và trách nhiệm với xã hội.
Tin liên quan

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ
21:03 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất
09:48 | 12/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc
13:50 | 12/05/2025 Thuế

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid
15:38 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài
11:34 | 06/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Sức ép tỷ giá đè nặng trên vai doanh nghiệp xuất khẩu
16:18 | 03/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Tin mới

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng