Cung cấp than cho điện không đạt tiến độ
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn trước nguy cơ thiếu than cho điện | |
Đảm bảo cung cấp than cho điện năm 2022 | |
Xuất khẩu 1,55 triệu tấn than, không ảnh hưởng cấp than cho điện? |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Theo Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), ước quý 1/2022, TKV đã sản xuất 10,37 triệu tấn than, đạt 26,5% kế hoạch năm và bằng 104,5 % so với cùng kỳ năm trước; than nhập khẩu là 325 nghìn tấn, đạt 6,9 % kế hoạch năm.
Than tiêu thụ dự kiến 11,46 triệu tấn, bằng 26,66% kế hoạch, bằng 119% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tiêu thụ trong nước đạt 11,2 triệu tấn, đạt 27,2% kế hoạch năm và bằng 106% so với cùng kỳ năm 2021; xuất khẩu 265 nghìn tấn, bằng 14,72% kế hoạch và bằng 112,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Đến hết ngày 14/3, than tiêu thụ cho các nhà máy điện là 6.342 nghìn tấn, bằng 17,15% sản lượng theo hợp đồng. Dự kiến, quý 1/2022, khối lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện là 8.505 nghìn tấn, trong khi các nhà máy nhiệt điện đăng ký nhu cầu là 9.737 nghìn tấn.
Báo cáo gửi Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) mới đây về tình hình sản xuất kinh doanh than, cung cấp than cho điện năm 2022 do Phó Tổng giám đốc TKV Phan Xuân Thuỷ ký nêu rõ: nguyên nhân của việc cấp than quý 1/2022 không đạt tiến độ hợp đồng là do việc đảm bảo sản lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện theo kế hoạch năm 2022 là 35 triệu tấn phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng, chất lượng than nhập khẩu theo kế hoạch.
Trong khi đó, 3 tháng đầu năm nay, TKV mới chỉ nhận được 325 nghìn tấn nên sản lượng than pha trộn nhập khẩu cấp cho các nhà máy nhiệt điện quý 1/2022 khoảng 1,1 triệu tấn, bằng 7,8% kế hoạch năm, giảm khoảng 2,4 triệu tấn so với kế hoạch cấp than phối trộn nhập khẩu quý 1/2022.
Đại diện TKV phân tích thêm, cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế thế giới tăng dần; đặc biệt từ tháng 3/2022, căng thẳng Nga-Ukraine bùng phát dẫn đến nguồn cung than không đủ đáp ứng nhu cầu, giá than liên tục tăng đạt các mốc kỷ lục. Đến thời điểm hiện nay, giá thế giới đã tăng gấp từ 2,5-3 lần giá trong nước.
Nguồn cung than khan hiếm nên việc nhập khẩu than đối với TKV hiện nay rất khó khăn.
TKV cũng đề cập tới vấn đề, các hộ trong nước không nhập khẩu được than, quay lại sử dụng than trong nước nên nhu cầu tiêu thụ than trong nước tăng rất cao gây nên tình trạng khan hiếm than mặc dù sản lượng than sản xuất của TKV không giảm so với các năm gần đây.
Dự kiến thời gian tới, tỷ lệ lao động phải nghỉ việc do nhiễm Covid-19 vẫn ở mức cao mà không có nguồn thay thế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của TKV. Ngoài ra, căng thẳng Nga-Ukraine làm giá xăng dầu, sắt thép tăng rất cao so với giá kế hoạch dẫn đến hiệu quả kinh doanh của TKV sẽ giảm, thậm chí có thể không cân đối được tài chính.
Nguồn than nhập khẩu khan hiếm, có thể không nhập khẩu được theo kế hoạch dẫn đến nguy cơ không đủ than để cấp cho khách hàng, đặc biệt là các nhà máy điện so với kế hoạch.
TKV xác định tiếp tục đẩy mạnh sản xuất than trong nước theo phương án điều hành sản lượng than khai thác 41 triệu tấn; có các giải pháp để đảm bảo nhập khẩu than theo kế hoạch đề ra, huy động tối đa than tồn kho để chế biến, pha trộn và tiêu thụ cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết.
Cùng đó, Tập đoàn cũng báo cáo các bộ, ngành xem xét để điều chỉnh giá bán than trong nước, đặc biệt là giá bán than cho các hộ điện (sản lượng than bán cho các hộ điện chiếm trên 80% sản lượng than tiêu thụ của TKV) để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh than của TKV trong điều kiện giá dầu, giá nguyên vật liệu tăng cao và chi phí phòng chống dịch làm tăng giá thành sản xuất than.
Trước đó, ngày 11/3, Bộ Công Thương đã có văn bản số 1225/BCT-DKT về việc đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện.
Tại văn bản này, Bộ Công Thương yêu cầu TKV và Tổng công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng Hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước để tránh xảy ra tình trạng phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu).
Trong bất luận trường hợp nào cũng không được để thiếu than cho sản xuất điện theo cam kết tại hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký.
Tin liên quan
TKV dự kiến vượt 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024
17:12 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo
10:22 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng
13:44 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics