Đảm bảo cung cấp than cho điện năm 2022
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân, từ đầu năm tới nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên diễn biến nhu cầu phụ tải trên hệ thống điện biến động mạnh, khó dự báo.
Điện sản xuất toàn hệ thống 11 tháng năm 2021 đạt 235 tỷ kWh, tăng trưởng 4,21% so với cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn gần 5 tỷ kWh so với kế hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt. Trong đó, mặc dù nhu cầu điện trong các tháng 4, 5, 6 tăng trưởng ở mức rất cao nhưng tiêu thụ điện lại giảm mạnh kể từ khi thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh/thành phố.
Theo tình hình chung, nhu cầu huy động các nhà máy điện nói chung và các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) than nói riêng cũng phải điều chỉnh giảm trong các tháng cuối năm. Trong đó, các NMNĐ than sử dụng than nhập khẩu bị ảnh hưởng nhiều hơn các nhà máy sử dụng than trong nước. Vì nhu cầu sử dụng điện giảm so với kế hoạch nên việc sử dụng than cũng giảm theo.
EVN đánh giá, tình hình cung cấp than của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong năm 2021 tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu vận hành của các NMNĐ của EVN.
Tuy nhiên, từ khi TKV cung cấp than trộn, chất lượng than thường không đồng đều (ảnh hưởng đến chế độ cháy ổn định của lò hơi, tăng suất hao nhiệt) và có nhiều chỉ tiêu kỹ thuật khác so với than cùng loại sản xuất trong nước, chưa hoàn toàn tương thích với dải thiết kế của nhà máy điện như độ ẩm, hydro (làm giảm hiệu suất lò hơi, tăng suất hao nhiệt), chất bốc khô, hàm lượng oxit sắt, nhiệt độ nóng chảy xỉ.
Việc phối hợp giữa các NMNĐ của EVN và các đơn vị cấp than của TKV vẫn cần phải nâng cao hiệu quả để giám sát và điều chỉnh chất lượng than cấp kịp thời.
Để đảm bảo than cho sản xuất điện năm 2022, các đơn vị của EVN đã triển khai đàm phán hợp đồng cung cấp than với TKV từ tháng 10/2021. Tổng khối lượng than dự kiến của các nhà máy ký với TKV là 18,08 triệu tấn, thấp hơn khối lượng hợp đồng than dài hạn đã ký của các nhà máy 1,12 triệu tấn.
Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN cho biết, năm 2022 EVN xây dựng kế hoạch chi tiết với nhiều kịch bản để điều hành đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, trong đó có kịch bản huy động nguồn nhiệt điện than.
EVN yêu cầu các đơn vị thuộc EVN sớm ký hợp đồng mua bán than với TKV để các đơn vị thuộc TKV có kế hoạch cung cấp than cho điện, đồng thời sẵn sàng để hệ thống điện sẽ huy động cao nguồn điện than vào đầu năm 2022 khi nền kinh tế phục hồi.
Để đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện được tốt nhất trong năm 2022, EVN đề xuất cùng với TKV bổ sung các điều khoản mang tính ràng buộc với các chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả vận hành tin cậy và kinh tế của các NMNĐ là hàm lượng hydro, nhiệt độ nóng chảy xỉ, hàm lượng oxit sắt và chỉ số nghiền HGI.
Do phụ tải năm 2022 rất khó dự báo, khả năng nhu cầu than các NMNĐ, đặc biệt là khu vực phía Nam sẽ có biến động lớn nên cần có cơ chế linh hoạt, điều chuyển than giữa các nhà máy hoặc mở rộng dải điều chỉnh khối lượng hợp để phù hợp với nhu cầu thực tế của các nhà máy.
Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV TKV cho rằng, trong thời gian qua 2 Tập đoàn đã có sự phối hợp rất chặt chẽ, đặc biệt việc cung cấp than cho sản xuất điện nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá than trên thế giới tăng cao, việc nhập khẩu than cũng gặp thách thức. Vì vậy, EVN cần sớm đưa ra kế hoạch cụ thể, chi tiết về nhu cầu than cho sản xuất điện để TKV xây dựng kế hoạch điều hành, tránh tình trạng tồn kho than như năm 2021.
Về xử lý các mặt kỹ thuật trong than trộn, TKV ghi nhận những kiến nghị của EVN và sẽ tiếp tục nghiên cứu, xử lý nhằm đảm bảo nguồn than tốt nhất cho các nhà máy điện nhằm đảm bảo an ninh hệ thống điện.
Lũy kế từ đầu năm đến tháng 11/2021, các nhà máy của EVN đã tiếp nhận 14,48 triệu tấn than do TKV cung cấp, bằng 80,04% so với tổng khối lượng hợp đồng năm 2021. Dự kiến đến hết năm 2021, tổng khối lượng than các nhà máy của EVN nhận từ TKV là 16,19 triệu tấn, đạt 88,69% tổng khối lượng hợp đồng năm 2021. Nhiều nhà máy nhiệt điện than có tỷ lệ tiêu thụ than thấp so với hợp đồng đã ký là: Quảng Ninh đạt 84,24%, Duyên Hải 1 đạt 77,56%, Phả Lại đạt 54,22%, Mông Dương 1 đạt 92,74%. Hầu hết các nhà máy không thực hiện được theo khối lượng hợp đồng đã ký do nhu cầu tiêu thụ điện giảm mạnh dẫn đến huy động các nhà máy giảm từ tháng 7/2021 tới nay. |
Tin liên quan
TKV dự kiến vượt 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024
17:12 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo
10:22 | 16/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: 11 tháng đạt doanh thu hơn 150 nghìn tỷ đồng
13:44 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics