Giá rẻ, thuế 0%: Indonesia đang dẫn dắt thị phần than vào Việt Nam
Hải quan La Lay: Tạo thuận lợi cho mặt hàng than đá nhập khẩu Thừa than xuất khẩu, thiếu than cho điện Hải quan Quảng Ninh gỡ vướng cho doanh nghiệp ngành than, clinker |
![]() |
Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại |
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong tháng 3/2025, Việt Nam nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn than với kim ngạch đạt khoảng 647 triệu USD, tăng 13,4% về lượng và 6% về giá trị so với tháng trước.
Tính chung quý I/2025, tổng lượng than nhập khẩu cả nước lên tới 17,27 triệu tấn, trị giá 1,81 tỷ USD.
Mặc dù lượng nhập tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch lại giảm 7,7% do giá bình quân giảm mạnh còn khoảng 105 USD/tấn – mức thấp hơn gần 21% so với cùng kỳ năm 2024.
Indonesia tiếp tục giữ vị thế là nhà cung cấp than lớn nhất cho thị trường Việt Nam. Trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu gần 7 triệu tấn than từ quốc gia này, với giá trị 579 triệu USD.
Giá nhập khẩu từ Indonesia chỉ khoảng 83 USD/tấn – thấp nhất trong các đối tác lớn và giảm gần 12% so với cùng kỳ. Than Indonesia không chỉ có giá rẻ mà còn được hưởng thuế suất nhập khẩu 0% theo Hiệp định ATIGA, nếu có đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D.
Đây là lợi thế lớn giúp các doanh nghiệp tiết giảm chi phí đầu vào. Trong trường hợp không có C/O hợp lệ, than nhập khẩu sẽ phải chịu thuế MFN ở mức từ 3% đến 5% tùy loại.
Australia là nguồn cung lớn thứ hai với hơn 5,3 triệu tấn, trị giá gần 694 triệu USD, chiếm khoảng 31% thị phần. Tuy nhiên, giá than nhập khẩu từ thị trường này cao hơn đáng kể, ở mức trung bình 129 USD/tấn. Nga đứng thứ ba với hơn 1,4 triệu tấn than, giá trung bình cao nhất – khoảng 142 USD/tấn.
Dù Việt Nam được đánh giá là một trong ba quốc gia có trữ lượng than lớn nhất Đông Nam Á, chất lượng than trong nước – chủ yếu có nhiệt trị thấp – chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các nhà máy nhiệt điện công nghệ cao. Phần lớn nguồn than nội địa chỉ phù hợp với các lĩnh vực như sản xuất xi măng hoặc quy mô dân dụng. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác trong nước ngày càng khó khăn do trữ lượng dễ tiếp cận dần cạn kiệt, trong khi khai thác sâu lại làm tăng đáng kể chi phí và giảm hiệu quả kinh tế.
Theo Quyết định 403/QĐ-TTg về quy hoạch ngành than đến năm 2030, nhu cầu than phục vụ sản xuất điện tại Việt Nam sẽ tăng từ mức 64 triệu tấn năm 2020 lên khoảng 131 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi đó, năm 2025, tổng sản lượng than sạch sản xuất trong nước chỉ dự kiến đạt 37 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với nhu cầu tiêu thụ ước tính khoảng 50 triệu tấn. Nhập khẩu vẫn là giải pháp bắt buộc để đảm bảo nguồn nhiên liệu cho sản xuất điện – ngành tiêu thụ than lớn nhất cả nước.
Về phân loại, các loại than nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu thuộc các nhóm phục vụ luyện kim, nhiệt điện hoặc dân dụng. Trong đó, than antraxit thường dùng cho luyện kim, than cốc phục vụ sản xuất thép, còn than bitum và các loại khác được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện. Ngoài ra, còn có một lượng nhỏ than ép và mẫu thử phục vụ mục đích dân dụng hoặc nghiên cứu.
Mặc dù Việt Nam đang thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, thực tế cho thấy nhiệt điện than vẫn giữ vai trò trụ cột trong hệ thống năng lượng quốc gia ít nhất đến năm 2030. Việc mở rộng các dự án điện than hiện hữu khiến xu hướng nhập khẩu than chưa thể đảo chiều trong ngắn hạn, đặc biệt khi các thị trường như Indonesia tiếp tục duy trì mức giá cạnh tranh và nguồn cung dồi dào.
Tin liên quan

Ô tô Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
10:26 | 24/04/2025 Xu hướng

Nhập khẩu hơn 3.800 ô tô trong 15 ngày đầu năm

Hơn 170 nghìn ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam năm 2024

Đơn đặt hàng mới giảm mạnh trước thông tin thuế quan của Mỹ
14:34 | 05/05/2025 Xu hướng

Thu hồi 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
14:30 | 05/05/2025 Xu hướng

Sức ép tỷ giá đè nặng trên vai doanh nghiệp xuất khẩu
16:18 | 03/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

"Nấm hương Mẫu Sơn" xuất ngoại
16:15 | 03/05/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp dệt may Việt bứt tốc trước thách thức thuế đối ứng
20:38 | 30/04/2025 Xu hướng

Hoa Kỳ kết luận điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp pin năng lượng mặt trời nhập khẩu
11:09 | 29/04/2025 Xu hướng

Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới
16:28 | 28/04/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả lao dốc
16:18 | 28/04/2025 Xu hướng

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép từ Việt Nam
16:12 | 28/04/2025 Xu hướng

Hơn 3.000 tấn mía Hủa Phăn về Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương
21:37 | 25/04/2025 Xu hướng
Tin mới

Lấy ý kiến việc sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp

Giá rẻ, thuế 0%: Indonesia đang dẫn dắt thị phần than vào Việt Nam

Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan hơn 1.600 xe hàng dịp nghỉ lễ

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile
09:41 | 01/05/2025 Thuế

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics