Cú sốc cho nền hòa bình mong manh ở Sri Lanka
![]() | Đánh bom ở Sri Lanka phản ánh hiềm khích tôn giáo sâu sắc |
![]() | Khách sạn, nhà thờ ở Sri Lanka đồng loạt bị tấn công, 129 người chết |
![]() |
Hiện trường vụ nổ bên trong nhà thờ ở Kochchikade, Colombo, Sri Lanka, ngày 21/4/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN. |
Hơn 290 người thiệt mạng và khoảng 500 người khác bị thương trong 8 vụ đánh bom liên tiếp tại các nhà thờ Công giáo, khách sạn hạng sang mà người nước ngoài hay lui tới và những địa điểm khác trong và ngoài thủ đô Colombo ngày 21/4. Mô tả đây là một trong những vụ tấn công tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe kêu gọi người dân hãy mạnh mẽ và đoàn kết. Nhưng đối với nhiều người ở đất nước được coi là "Hòn ngọc trên Ấn Độ Dương" này, chiến tranh vẫn là một quá khứ còn dang dở, xung đột bạo lực đang là câu chuyện chưa có điểm dừng
Sri Lanka vốn có một lịch sử dài chống chủ nghĩa khủng bố và ly khai. Cuộc chiến gần 30 năm chống tổ chức ly khai cực đoan Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE) đã cơ bản chấm dứt năm 2009. Tuy nhiên, ở một đất nước đa tôn giáo, đa sắc tộc với nhiều biến cố trong lịch sử như Sri Lanka, có lẽ những mầm mống xung đột luôn tiềm ẩn và dễ dàng bùng phát. Cộng đồng người Cơ đốc giáo chỉ chiếm khoảng 7-8% dân số nước này, người Hồi giáo 10%, Hindu giáo 13%, còn lại là Phật giáo.
Xung đột giáo phái và sắc tộc trở thành vấn đề dai dẳng làm đau đầu tất cả các chính phủ ở Sri Lanka. Bản thân sự xuất hiện của LTTE và cuộc chiến tranh đẫm máu ở Sri Lanka từ năm 1983 cũng được cho bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa cộng đồng người thiểu số Tamil theo đạo Hindu và cộng đồng sắc tộc Sinhala theo Phật giáo. Sau thời gian được "ưu đãi" với chính sách "chia để trị" dưới thời thực dân Anh, sau khi Sri Lanka giành độc lập, với quan điểm rằng Sri Lanka là "đất nước của người Sinhala theo Phật giáo", những người thiểu số Tamil dường như bị tách khỏi các hoạt động văn hóa, kinh tế và xã hội của đất nước, trở thành mục tiêu của các nhóm tội phạm người Sinhala.
Mặc dù chiến tranh đã kết thúc 10 năm, đến nay Sri Lanka vẫn chưa thể thực hiện hòa giải và giải quyết thỏa đáng quá khứ xung đột. Từ năm 2011, liên tục xuất hiện những "làn sóng" tấn công nhằm vào cộng đồng Hồi giáo thiểu số tại Sri Lanka. Tháng 6/2014, Sri Lanka đã phải ban bố lệnh giới nghiêm tại khu du lịch miền Nam nổi tiếng của nước này sau khi căng thẳng giữa cộng đồng người Hồi giáo thiểu số và tín đồ Phật giáo quá khích leo thang thành các cuộc đụng độ làm gần 50 người bị thương. Tháng 3/2018, bạo lực tôn giáo bùng phát và lan rộng buộc Tổng thống Maithripala Sirisena phải ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và triển khai quân đội ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thậm chí, các cuộc tấn công, bạo lực tôn giáo diễn ra không phải tự phát mà là có tổ chức.
Trong bối cảnh đó, những tư tưởng ly khai, cực đoan, thánh chiến... mà các tổ chức khủng bố "gieo rắc" thông qua nhiều hình thức cũng xâm nhập vào Sri Lanka dễ dàng hơn. Năm 2016, Chính phủ Sri Lanka tiết lộ 32 công dân nước này đã gia nhập tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và đã rời bỏ đất nước. Một số báo cáo chỉ ra rằng các thành viên IS ở Ấn Độ có quan hệ với Sri Lanka, làm dấy lên lo ngại sau khi IS bị đánh bại, nhiều khả năng những thành viên của nhóm khủng bố này sẽ quay trở về. Điều này có vẻ giống với chủ nghĩa cực đoan ở Bangladesh thời điểm trước khi xảy ra vụ tấn công ở Dhaka năm 2016 do những thành viên có học vấn của IS thực hiện nhằm vào người nước ngoài tại một quán cà phê.
Mặc dù trước đây các vụ tấn công nhân dịp lễ Phục sinh do các nhóm Hồi giáo cực đoan tiến hành cũng từng xảy ra trên thế giới, như vụ ở Pakistan (năm 2016 làm 75 người thiệt mạng) và Ai Cập (năm 2017 làm 45 người chết), song mức độ phức tạp và bản chất phối hợp của loạt vụ tấn công vừa qua ở Sri Lanka dường như giống với các vụ tấn công ở Mumbai năm 2008 hơn. Năm đó, 12 vụ đánh bom phối hợp và xả súng diễn ra tại nhiều địa điểm ở Mumbai, như một quán cà phê, khách sạn Taj Mahal Palace, khách sạn Oberoi Trident và một cơ sở Do Thái giáo.
Hầu hết các vụ tấn công chết người trước đây ở Sri Lanka đều do phiến quân LTTE thực hiện. Song hiện chưa có cá nhân hay tổ chức nào thừa nhận thực hiện các vụ tấn công mới nhất. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến các vụ tấn công liên hoàn ở Sri Lanka. Đây có thể là sản phẩm của hành động thù địch chống phương Tây hoặc chống chính phủ, hay thậm chí bắt nguồn từ sự thù ghét của chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo. Có ý kiến liên hệ đây là hành động của những phần tử Hồi giáo cực đoan nhằm trả đũa các vụ xả súng tại hai đền thờ Hồi giáo ở New Zealand giữa tháng 3 vừa qua khiến gần 50 người thiệt mạng. Nếu vậy, kiểu tấn công này có thể lặp lại ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới nhằm vào các nhà thờ của người Công giáo.
Sri Lanka cũng là nơi có một số phong trào Phật giáo cực đoan mạnh, hoạt động dưới khẩu hiệu "người Sri Lanka là người Phật giáo", bên cạnh những phong trào Hindu giáo cực đoan ngày càng gia tăng ở khu vực miền Đông, nơi cộng đồng người Hindu sống tập trung. Một khả năng khác là loạt vụ tấn công này có liên quan đến lễ kỷ niệm 10 năm (2009-2019) kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu kgiữa các lực lượng chính phủ và phiến quân LTTE ở miền Bắc Sri Lanka vào tháng 5 tới. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì, chính phủ nước này đã thừa nhận rằng các cơ quan an ninh và tình báo không hay biết về việc ai đứng sau hay động cơ gây ra các vụ tấn công. Chỉ đến khi xảy ra vụ việc, Chính phủ Sri Lanka mới ban hành lệnh giới nghiêm, chặn các mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin để tránh lan truyền tin giả, trong khi các lực lượng chức năng lùng sục truy tìm thủ phạm.
Tin liên quan

Gấp rút hoàn thiện dự thảo nghị định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chia buồn cùng gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Hòa Bình
08:14 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề

Indonesia kêu gọi ASEAN+3 thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực
09:02 | 28/07/2024 Nhìn ra thế giới

Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán song phương Nga-Mỹ
10:40 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Ông Trump đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại
10:39 | 14/02/2025 Nhìn ra thế giới

Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Các cường quốc châu Âu khẳng định phải tham gia đàm phán về Ukraine
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

Canada tìm cách thương lượng với Mỹ về thuế quan
10:19 | 13/02/2025 Nhìn ra thế giới

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
11:51 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Liên minh châu Âu ra mắt sáng kiến InvesAI với nguồn vốn hơn 206 tỷ USD
11:48 | 12/02/2025 Nhìn ra thế giới

Trung Quốc và Anh hướng tới khôi phục đối thoại chiến lược
14:27 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu
10:13 | 11/02/2025 Nhìn ra thế giới

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố mức thuế 25% với thép và nhôm
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Điện Kremlin và Nhà Trắng chưa xác nhận cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga-Mỹ
10:54 | 10/02/2025 Nhìn ra thế giới

Nga, Mỹ gấp rút chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Trump
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới

IMF đánh giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ
09:59 | 07/02/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Ngành Thuế tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong tháng 5

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
