Còn nhiều bất cập trong quy định kiểm tra chuyên ngành mặt hàng thủy sản
Các doanh nghiệp thủy sản cho rằng |
Danh mục hàng kiểm dịch ngày càng nhiều
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thực hiện nội dung của nghị quyết của Chính phủ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi Thông tư số 285/2016/TT-BTC về cách tính phí, lệ phí trong công tác thú y nhằm giảm chi phí bất hợp lý cho các doanh nghiệp thủy sản.
Tuy nhiên, theo ông Nam, một số nội dung tại nghị quyết vẫn chưa được thực hiện triệt để và có hiệu quả. Trong đó, theo phản ánh từ thực tế, Bộ NN&PTNT chưa thực hiện áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồng ưu tiên, công nhận lẫn nhau trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thủy sản; chưa hướng dẫn và phân biệt giữa kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm, cũng như hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về cách thức kiểm tra (nhất là kiểm tra cảm quan), đảm bảo thực hiện nhất quán, tránh phát sinh chi phí cho doanh nghiệp
Nội dung quan trọng này đã nằm trong Nghị quyết 02/NQ-CP trong 2-3 năm nhưng cho tới nay vẫn chưa có sửa đổi cho phù hợp. Trong đó, có hoạt động kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu. “Từ năm 2010 cho tới nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra đến ba thông tư (Thông tư 06; Thông tư 26 và Thông tư 36) quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhưng càng ngày danh mục hàng hóa phải kiểm dịch càng nhiều lên”- Ông Nam nhấn mạnh.
Đáng chú ý, khi VASEP nhận được bản Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 (mã số HS đối với danh mục hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT) thì càng “giật mình” hơn khi thấy 100% hàng thủy sản từ mã HS 03 đến hàng chế biến sâu HS 16 nhập khẩu đều phải kiểm dịch theo Luật Thú y và Luật An toàn thực phẩm.
Từ thực tế bất cập trên, ông Nam cho biết, ngày 19/2/2021, VASEP đã gửi Công văn số 14/CV-VASEP tới Bộ NN&PTNT, Vụ Pháp chế, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) góp ý Thông tư thay thế TT 15/2018/TT-BNNPTNT kiến nghị không đưa các sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản vào danh mục kiểm dịch theo Luật Thú y.
Hiệp hội kiến nghị Bộ NN&PTNT không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật-sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh. Các sản phẩm chế biến kể trên chỉ chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm.
Bất cập ngay từ cơ sở pháp lý
Theo lãnh đạo VASEP, những bất cập liên quan đến công tác kiểm tra chuyên nành đối với mặt hàng thủy sản XNK thể hiện ngay từ cơ sở pháp lý là Luật Thú y và Luật An toàn thực phẩm
Đại diện VASEP cho rằng, nhiều sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vẫn đang tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch (theo Luật Thú y) là chưa phù hợp.
Theo quy định tại Luật Thú y, các loại sản phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm dịch động vật chỉ bao gồm động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản có trong danh mục. Theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật Thú y “sản phẩm động vật” chỉ bao gồm các bộ phận, các phần của cơ thể động vật, thủy sản.
Luật Thú y không quy định sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” thuộc diện phải kiểm dịch động vật. Chương 3 của Luật An toàn Thực phẩm về “Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm” cũng chỉ quy định thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật mới phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y (Điều 11).
Đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn chỉ phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường (Điều 12). Tuy nhiên, các văn bản dưới luật (Thông tư 26/2016/TT-BNN và Thông tư 36/2018/TT-BNN đối với thuỷ sản của Bộ NN&PTNT) quy định về kiểm dịch đối với “sản phẩm động vật” đang được giải thích và áp dụng theo hướng sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (kể cả loại bao gói sẵn) đều thuộc diện phải kiểm dịch động vật. Khái niệm “sản phẩm động vật” đã được mở rộng quá mức quy định tại Luật Thú y.
Một điểm bất cập nữa là Khoản 3, Điều 3 của Luật Thú y đưa “sơ chế” và “chế biến” vào chung một khái niệm. Trong khi đây vốn là hai khái niệm với các nội hàm rất khác nhau. Theo Điều 2 Luật An toàn thực phẩm, khái niệm “chế biến” được quy định tại khoản 4 khác hoàn toàn với khái niệm “sơ chế” được quy định tại khoản 16. Việc mở rộng khái niệm “sản phẩm động vật” của các văn bản dưới luật kể trên và không có sự phân biệt rõ với khái niệm “sơ chế, chế biến” như đã nêu là nguyên nhân quan trọng làm tăng diện hàng hóa phải kiểm dịch động vật, cản trở nỗ lực cắt giảm danh mục hàng hóa, tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành.
Tin liên quan
Vì sao thủy sản xuất khẩu sang một số nước Trung Đông bị ách tắc?
09:15 | 18/11/2024 Kinh tế
Bước tiến mới trong truy xuất nguồn gốc thủy sản, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
15:46 | 14/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics