Côn Đảo - Hồi ức của một cựu tù
Song các chiến sỹ cách mạng đã biến nhà tù Côn Đảo thành nơi đấu tranh và trường học cộng sản. Bằng phẩm chất đạo đức và ý chí cách mạng, những người cộng sản đã để lại những trang sử vô giá cho các thế hệ mai sau.
Báo Hải quan xin trích đăng một phần hồi ký của một cựu tù Côn Đảo - ông Trần Duy Việt (Nam Hồng - Nam Trực - Nam Định), nguyên Phó Công an huyện Gia Lộc (Hải Dương).
Sau khi Chi bộ nhà tù Hải Dương bị vỡ do nội phản, địch khủng bố ác liệt và nhốt anh em bị nghi là đảng viên vào xà lim. Ngày 2-5-1951, chúng đưa 25 người thuộc những thành phần “nguy hiểm” đi biệt giam ở nhà tù Côn Đảo. Xuống tàu tại cảng Hải Phòng, chúng tôi gặp đoàn tù Hà Nội 60 người, Hải Phòng 35 người, tất cả 120 anh em, nằm dưới hầm tàu ra Côn Đảo.
Đoàn tù chúng tôi ra đảo đợt này thuộc lớp tù binh đầu tiên. Từ cầu tàu vào cổng banh III, anh em phải nếm trải đủ các thủ tục nhập đảo như tù án, từ trận đòn phủ đầu đến “điệu múa Phượng Hoàng”. Địch dồn anh em vào 2 phòng giam 6-7, vứt cho mỗi người một gáo xơ dừa làm bát, hai thanh tre chẻ tư làm đũa. Đến bữa, chúng xúc gạo rang và một miếng cá khô mục vào gáo dừa cho tù nhân ăn. Đêm ở Côn Đảo gió thổi ào ào, chúng tôi mình trần như nhộng, nằm trên nền sàn vôi hà không sao ngủ được, suy nghĩ về cuộc thử thách mới sẽ gay go, ác liệt hơn nhiều so với các nhà tù ở đất liền.
Ngay buổi đầu, chúng tôi đã hội ý và nói to sang phòng bên cạnh biết, phải đấu tranh. Đến ngày thứ 4, anh em phòng 6-7 nhịn ăn, đòi trả quần áo mặc. Hôm sau, địch phát cho mỗi người một quần đùi, áo cộc tay, bắt đi khiêng đất đổ vào sân nhà lao. Anh em đầu trần, chân không giày dép, lao động dưới trời nắng, mặt đất cát nóng bỏng rát. Từ người già đến người trẻ, đau yếu, mặc, phải làm hùng hục, không có nghỉ giải lao. Bọn lính da đen áp giải không ngớt đánh chửi. Roi dây thép gai quật vào đầu, vào lưng, báng súng thúc vào mạng sườn, giầy đinh đá vào hông người tù. Chúng tôi vừa khênh đất vừa chạy như một đàn súc vật lồng lộn trong vòng vây của bầy sói.
Ba ngày lao động, không ai thoát khỏi đòn roi, nhất là người già yếu, anh em đều toạc da, chảy máu. Ba chúng tôi: Trần Dừa, trước khi bị bắt là Trưởng Công an huyện Thanh Hà; Lê Nghĩa Thăng là Trưởng Công an huyện Ninh Giang và tôi là Phó Công an huyện Gia Lộc (Hải Dương), bàn bạc với nhau phải có biện pháp đấu tranh không thì anh em bị nó đánh chết cả.
Chúng tôi gặp mấy đồng chí đoàn tù Hà Nội, Hải Phòng trao đổi, mọi người đều nhất trí. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng về hình thức đấu tranh, chúng tôi thống nhất kế hoạch: Các đoàn lựa chọn ra những anh em gan dạ, dũng cảm chịu đòn (trong đó có tôi) chia thành 6 dây, đứng ở đầu và cuối mỗi dây, kiên quyết không khiêng đất. Nếu địch đánh ai thì người đó gắng chịu đựng, còn những anh em ở dây nào thì ngồi nguyên dây đó, phải hết sức trật tự. Chúng tôi sẽ đình công tại chỗ.
Sáng hôm sau, mọi việc diễn ra đúng như dự kiến. Tên lính Phi xăm xăm đánh ngay người đứng đầu dây. Sau khi đứng lì ra chịu đòn, anh Lê Nghĩa Thăng giải thích cho tên lính da đen rằng hắn cũng chỉ là người đi làm thuê cho bọn đế quốc Pháp, quyền lợi nó hưởng cả. Sau một hồi, tên lính da đen gật gù và từ đó không đánh chúng tôi nữa.
Cuộc đấu tranh bước đầu thắng lợi, anh em nhận thấy cần tăng cường địch vận, giải thích cho tụi lính da đen hiểu cuộc chiến đấu chính nghĩa của ta, gây cảm tình để chúng giúp đỡ anh em của mình.
Sau cả ngày lao động, tối về mỗi nhóm, mỗi tổ họp kiểm điểm, giúp đỡ nhau phê bình ưu khuyết điểm. Hàng tháng bình bầu tiên tiến, xuất sắc. Sáu tháng và một năm bình bầu chiến sỹ thi đua. Phòng chúng tôi được Đảo ủy khen ngợi: “Đoàn kết tốt, học tập tốt, chỉnh huấn tốt, chấp hành nội quy kỷ luật tốt, đã tận tụy phục vụ nhân dân được nhân dân khu vực yêu mến”. Tôi được công nhận là Chiến sỹ thi đua của Đảo ủy.
Giữa năm 1953, những tin tức chiến sự anh em thu lượm được qua radio, qua một số tờ báo địch và qua nguồn tin do binh lính, gác ngục có cảm tình cung cấp, được tất cả tù nhân đưa về Đảo ủy. Tôi tham gia Ban Tuyên huấn Đảo ủy nên cùng các đồng chí lãnh đạo, khẩn trương soạn thảo văn bản, tài liệu tuyên truyền tin tức và yêu sách đấu tranh.
Đảo ủy chỉ đạo gấp rút xây dựng lực lượng để đón thời cơ. Hàng loạt cuộc đấu tranh bằng nhiều hình thức yêu sách, kiến nghị, phản đối tập thể đã liên tiếp nổ ra. Sau lần toàn đảo tổng đình công tháng 11-1953, địch bắt hầu hết những đồng chí trong ban lãnh đạo lao III giam vào chuồng cọp. Mỗi buồng chúng giam 3 người. Tôi bị bắt giam cùng 2 đồng chí nữa, mãi đến tháng 7-1954 địch mới trả anh em về phòng cũ.
Cầu tàu Côn Đảo xưa |
Lúc này tin tức về hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ và hội nghị quân sự hai bên họp ở Trung Giã (đầu tháng 7-1954) thành công đã bay tới Côn Đảo. Anh em khí thế hăng hái muốn nổi dậy cướp đảo, tự giải phóng mình. Bọn cầm quyền nhà tù Côn Đảo hoảng sợ phải tuyên bố cho tù nhân biết: Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp đã ký hiệp định đình chiến, hai bên không còn đánh nhau nữa.
Từ nay các anh được tự do, tự quản nhau, chờ ngày về đất liền. Ở trại III, anh em chúng tôi dựng cột cờ, sáng ra đứng ngoài sân với đội hình nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc kính cẩn chào, thể hiện mình là người chiến thắng. Cũng từ đó, chính quyền nhà tù phải cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ cho anh em.
Trước khi xuống tàu trở về đất liền 1 tuần lễ, Đảo ủy tổ chức một đoàn đại diện tù nhân Bắc- Trung- Nam ra viếng mộ các anh hùng liệt sỹ nằm nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương. Tôi là Chiến sỹ thi đua của Đảo ủy nên được cử tham gia cùng đoàn. Đoàn đã đặt hoa, thắp hương trước mộ của các anh, chị.
Ngày 20-8-1954, chiếc tàu thủy Sơn Tây chở gần 1.000 tù Côn Đảo cập bãi biển Sầm Sơn. Hàng ngàn nhân dân địa phương cùng các đồng chí đại diện Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đến chào mừng đón tiếp anh em tù chính trị Côn Đảo. Niềm vui phấn khởi được trở về với Đảng, với nhân dân, với đồng chí làm chúng tôi không cầm nổi nước mắt.
Trần Duy Việt
Tin liên quan
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK