Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn đang ì ạch
Cổ phần hóa chưa tới 20% kế hoạch
| |||
(Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN). |
Một kết quả đáng ghi nhận là, cũng trong thời gian này đã IPO và bán cho cổ đông chiến lược 16 DN, thu về 22.457 tỷ đồng. Trong đó, có một số DN quy mô lớn như: Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Về thoái vốn nhà nước tại DN, nửa đầu năm đã thoái vốn nhà nước tại 42 DN với giá trị sổ sách 1.813 tỷ đồng, thu về 5.598 tỷ đồng, gấp 3 lần giá trị sổ sách.
Như vậy, tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 28.055 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng 198.000 tỷ đồng (năm 2016 là 30 ngàn tỷ đồng; năm 2017 là 140 ngàn tỷ đồng và năm 2018 là hơn 28 ngàn tỷ đồng).
Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch, kết quả này vẫn còn xa so với mục tiêu. “Tiến độ cổ phần hóa DNNN chậm so với kế hoạch đề ra. Theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa 85 DN, bao gồm 21 DN thuộc danh mục năm 2017 chuyển sang và 64 DN thuộc danh mục năm 2018. Tuy nhiên, đến nay mới cổ phần hóa được 19 DN”, ông Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN nhận định.
Trong đó, điển hình cho sự chậm trễ là trường hợp của TP.HCM và Hà Nội. Theo kế hoạch năm 2018, TP.HCM phải thực hiện cổ phần hóa 39 DN, TP.Hà Nội phải thực hiện cổ phần hóa 11 DN (lần lượt chiếm 61% và 17,1% kế hoạch cổ phần hóa năm 2018 của cả nước), nhưng đến nay cả hai địa phương này chưa cổ phần hóa được DN nào.
Tiến độ thoái vốn nhà nước tại DN cũng chậm so với kế hoạch đề ra khi mới chỉ có 10/181 DN thực hiện thoái vốn. Cụ thể, năm 2017 có 135 DN phải thực hiện thoái vốn, nhưng chỉ mới thoái vốn được 17 DN. Năm 2018 có 181 DN phải thực hiện thoái vốn, nhưng đến nay mới thực hiện thoái vốn tại 10 DN. Một số bộ, ngành, địa phương có nhiều DN phải thực hiện thoái vốn như: Bộ Xây dựng, Hà Nội, Bình Định, Bắc Giang… vẫn đang triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt thấp hoặc chưa có kết quả.
Chậm vì chờ đợi?
Về nguyên nhân dẫn tới tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn DNNN chậm, ngoài lý do nhiều DN có quy mô lớn, đất đai nhiều, phạm vi hoạt động rộng nên việc xác định giá trị DN, bán cổ phần lần đầu gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài, một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty chưa nghiêm túc, quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện, một nguyên nhân lớn được chỉ ra đến từ việc xác định giá trị đất đai.
Theo quy định mới, các DN cổ phần hóa phải rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất trước khi thực hiện xác định giá trị DN, trong khi việc phê duyệt phương án sử dụng đất của DN cổ phần hóa của các địa phương chậm, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Một số địa phương chưa kiên quyết trong việc thu hồi, xử lý đất đai của các DN sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm pháp luật về đất đai. Trường hợp của Vinafood 2 là ví dụ điển hình. DN này sở hữu diện tích đất nông nghiệp hàng triệu ha, ở nhiều địa phương, trước khi cổ phần hóa, Bộ chủ quản và các địa phương phải xác định xong phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa nhưng TP.HCM chậm xác định đã làm chậm kế hoạch cổ phần hóa của DN này.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân đáng chú ý đó là còn tâm lý thận trọng, không dám làm, chờ đợi để chuyển giao nhiệm vụ cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN. Thực tế thì đến thời điểm này, sau 6 tháng được thành lập, Ủy ban này chưa đi vào hoạt động.
Liên quan đến vấn đề này, tại hội thảo về giám sát vốn DN tại DN mới được tổ chức, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, ông “nhìn thấy tâm lý chần chừ, chờ đợi của các DNNN khi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN được thành lập”. Ông nhấn mạnh, mặc dù về lý thuyết, sự chuyển dịch nguyên trạng sẽ ít mang lại xáo trộn, nhưng tâm lý chờ đợi, không muốn thực hiện khi chưa biết chắc sẽ về đâu trong các DNNN là có. Vì thế, ông nhấn mạnh cần phải để ủy ban này đi vào hoạt động càng sớm càng tốt.
Truy trách nhiệm cá nhân, xử nghiêm việc gây chậm trễ
Từ nay đến cuối năm, để cổ phần hóa, thoái vốn DNNN đạt chất lượng, tiến độ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, DNNN cần nỗ lực, khẩn trương, quyết liệt triển khai các quyết nghị của Chính phủ về cổ phần hóa, thoái vốn DN. Đồng thời, cần xác định trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN. Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND các địa phương, Chủ tịch HĐTV DNNN phải chịu trách nhiệm hành chính trước Thủ tướng Chính phủ và cần xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN không nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện không có kết quả nhiệm vụ được giao.
Với phương châm “không chạy theo tiến độ, lấy thực chất là chính, tránh chuyện dồn ép mà không đạt hiệu quả tối đa”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Văn phòng Chính phủ đôn đốc các tập đoàn, tổng công ty phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp lại DNNN, kiến nghị với Chính phủ, các bộ tại Hội nghị toàn quốc về DNNN sắp tới do Thủ tướng chủ trì. Đồng thời, cần rà soát danh mục bàn giao về SCIC theo tinh thần các bộ, địa phương bàn giao hết các DNNN đã cổ phần hóa về SCIC. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai các DNNN đã cổ phần hóa mà không niêm yết trên thị trường chứng khoán đúng thời hạn, đồng thời sớm hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục bàn giao tập đoàn, tổng công ty về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN.
Liên quan đến hiệu quả cổ phần hóa, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, rất mong cổ phần hóa “đúng kế hoạch, đúng tiến độ và phải khôn ngoan” và cho biết “rất kì vọng vào sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước giúp chúng ta bán cổ phần Nhà nước một cách có chiến lược tập thể và dài hạn hơn. Ví dụ như, các bộ ngành chủ quản đều bung hàng ra bán cùng một lúc thì đó không phải là cổ phần hóa có lợi. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là nên bán nhỏ giọt mà phải bán đúng theo mục tiêu của Nhà nước một cách khôn ngoan”.
Lẫn trong bức tranh kém sắc nêu trên, có những tín hiệu khá tích cực đến từ các dự án thua lỗ của ngành Công Thương. Theo đó, sau hơn một năm triển khai xử lý, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi (Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Dự án nhà máy thép Việt Trung), 4 dự án còn lại đã từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định (Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai và Công ty DQS). Bên cạnh đó, trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay đã có 1 dự án vận hành sản xuất trở lại được một phần của Nhà máy (Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ - PVTex). Tại cuộc họp do Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, dự án PVTex đã có lãi trở lại và đang bắt đầu đi vào quỹ đạo hoạt động ổn định, có khả năng sẽ thoát khỏi “danh sách đen” 12 dự thua lỗ trong thời gian tới. Số liệu của Bộ Công Thương ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2018 DN này đã báo lãi 65 tỷ đồng. |
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics