Có cần chợ truyền thống?
Theo dự thảo Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ của Viện Nghiên cứu thương mại, đến năm 2025, củng cố, cải tạo (gồm cả mở rộng, nâng cấp và di dời địa điểm) toàn bộ các chợ tổng hợp hạng I và chợ đầu mối bán buôn hiện có trên toàn quốc theo đúng các tiêu chí bảo đảm phát huy đầy đủ công năng, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của chợ. Đến năm 2035, cả nước có hệ thống chợ tổng hợp hạng I và hệ thống chợ đầu mối bán buôn đầy đủ về số lượng, phù hợp về công năng, quy mô và trình độ phát triển so với nhu cầu của thị trường bán buôn hàng nông sản và thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng, trở thành hai trụ cột của mạng lưới chợ hoàn chỉnh trong cả nước.
“Vỡ” quy hoạch
Sau 7 năm “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được Bộ Công Thương phê duyệt (tại Quyết định số 12/2007/QĐ-BCT), theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), mạng lưới chợ đã phát triển đa dạng hơn về loại hình, cấp độ, quy mô, phạm vi lan tỏa và có sự bổ sung, thay thế, tác động tương hỗ lẫn nhau trên phạm vi trong và ngoài một địa bàn.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trên địa bàn cả nước có gần 8.600 chợ các loại. Giá trị hàng hóa, dịch vụ qua chợ chiếm khoảng 40% tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường cả nước (riêng khu vực nông thôn khoảng 50-70%), thu hút khoảng 2 triệu người kinh doanh buôn bán.
Ông Dương Duy Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đánh giá, có trên 97% số chợ trên địa bàn cả nước hoạt động có hiệu quả. Như vậy, vẫn còn một tỷ lệ khoảng 3% số chợ đã hoạt động nhưng chưa thực sự hiệu quả.
Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch này thời gian qua đã nảy sinh nhiều bất cập. Đơn cử với mục tiêu phát triển chợ đầu mối, theo Quyết định 12, đến năm 2020, trên địa bàn cả nước sẽ có 157 chợ đầu mối nông sản, trong đó, tập trung chủ yếu ở giai đoạn đến năm 2015. Nhưng trên thực tế, chỉ có 14 chợ đầu mối mới được hình thành đúng theo quy hoạch trong giai đoạn từ 2007 đến 15-3-2014, trong đó, có một số chợ đã được đầu tư xây dựng nhưng phải chuyển đổi công năng, hoặc chỉ hoạt động như chợ dân sinh.
Thậm chí, một số chợ đầu mối mới đã hình thành và hoạt động nhưng không có trong quy hoạch như: Chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội), chợ Lục Ngạn (Bắc Giang)… Các loại chợ hạng I, hạng II và hạng III cũng trong tình trạng tương tự. Chưa kể đến, số lượng chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) có tỷ lệ gần bằng số chợ chính thức trong quy hoạch.
Theo thống kê không đầy đủ từ 49 Sở Công Thương, trên địa bàn các tỉnh, thành phố có 740 chợ tự phát. Hoạt động của các chợ tự phát làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến giao thông, vệ sinh môi trường và làm giảm hiệu quả hoạt động của các chợ đã được đầu tư xây dựng.
Một trong những mục tiêu của Quyết định 12 là phát triển mạng lưới chợ nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập của nông dân, bảo đảm cho các thị trường hàng hoá phát triển ổn định. Thế nhưng mục tiêu này dường như vẫn còn nằm… trên giấy.
Trên thực tế, hệ thống chợ truyền thống nói chung và đặc biệt là ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật. Khả năng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ... ở nhiều chợ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Thêm vào đó, mô hình quản lý chợ còn bộc lộ nhiều hạn chế, công tác quản lý còn yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý nhiều người chưa qua đào tạo, hạn chế về năng lực và chuyên môn; mô hình tổ chức không thống nhất, nhiều đầu mối kinh doanh, khai thác, quản lý chợ chưa có hiệu quả.
Có một điểm đáng chú ý nữa là, thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã có chủ trương nâng cấp chợ thành trung tâm thương mại để phục vụ nhu cầu người dân tốt hơn. Tuy nhiên, “phong trào” này đã hoàn toàn thất bại khi những trung tâm thương mại vốn đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng đang trong tình trạng “sống dở, chết dở”.
Thị phần giảm dần
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, chợ truyền thống, trong tương lai (10-15 năm sau), vẫn sẽ là loại hình hạ tầng cần thiết và quan trọng đối với cả sản xuất và tiêu dùng ở nước ta. Dự báo, từ nay tới năm 2025, số lượng chợ sẽ vẫn tăng cùng với sự gia tăng về dân số, với quá trình triển khai Chương trình nông thôn mới và phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân sẽ giảm dần so với các giai đoạn trước do sự hình thành và phát triển của các loại hình bán lẻ khác.
Theo đó, đến năm 2020, thị phần bán lẻ qua các hình thức thương mại hiện đại sẽ tăng lên khoảng 40%. Hàng hóa lưu thông qua chợ truyền thống sẽ giảm nhưng chợ truyền thống vẫn sẽ là kênh phân phối được phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chọn lựa bởi có nhiều ưu điểm như hàng hóa phong phú và giá rẻ, vị trí thuận lợi, gần các khu dân cư.
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Alan David Treadgold, thành viên Hội đồng tư vấn Viện Quản lý bán lẻ Oxford tại đại học Oxford (Anh), trong một cuộc trao đổi tại Diễn đàn bán lẻ Việt Nam 2014 nhìn nhận, phần lớn các gia đình ở phương Tây mua đồ ăn cho gia đình từ các siêu thị hay trung tâm thương mại và dùng trong cả tuần, nhưng tại Việt Nam, mọi người thích ăn đồ tươi hơn nên đi chợ hàng ngày. Theo ông Alan David Treadgold, chính tâm lý đó đã một phần tác động đến sự tồn tại bền bỉ của chợ truyền thống trong các đô thị sầm uất.
Như vậy, không thể phủ nhận vai trò của chợ truyền thống trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhưng “không thể để chợ truyền thống tồn tại nhếch nhác, mất mỹ quan như thời gian qua”, đó là ý kiến của ông Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), đồng thời cũng là quan điểm của nhiều chuyên gia khác.
Theo khuyến cáo của giới chuyên gia, xu hướng phát triển chợ truyền thống trong thời gian tới một mặt vẫn cần lưu giữ tính chất truyền thống; mặt khác cần làm cho chợ hiện đại, sạch sẽ, bảo vệ môi trường hơn, đặc biệt là tiện nghi hơn cho việc mua bán.
Xác định chợ truyền thống vẫn là “kênh” trao đổi, mua bán hàng hóa rộng lớn, Viện Nghiên cứu thương mại mới đây đã xây dựng dự thảo Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Dự thảo này có tính toán đến cả số lượng, quy mô, loại hình, cơ cấu và thiết kế tổng thể chợ toàn quốc, hài hòa với quy hoạch về đất đai, dự kiến tốc độ đô thị hóa, thu nhập của người dân, sự phát triển của giao thông, hạ tầng… của mỗi địa phương và cả vùng, miền.
Theo đó, tại khu vực thành thị, chợ truyền thống đã hình thành từ lâu đời sẽ có xu hướng được bảo tồn, nâng cấp để kinh doanh và trở thành địa điểm du lịch, văn hóa đặc trưng cho thành phố, thị xã. Tại khu vực nông thôn, hình thức đầu tư chủ yếu là nâng cấp, cải tạo các chợ hạng I, II và phát triển mới các chợ dân sinh.
Ông Dương Duy Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Xu hướng cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động của các chợ là một xu hướng khách quan và cần thiết trong quá trình phát triển thương mại nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ chuyển đổi tất cả các chợ truyền thống thành các siêu thị, trung tâm thương mại mà phải xem xét, đánh giá rất cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể. Sẽ có những chợ truyền thống nếu được chuyển đổi sẽ hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, nhưng cũng sẽ có những chợ chỉ nên cải tạo, nâng cấp và giữ nguyên chức năng là chợ truyền thống vốn có của nó thì sẽ hiệu quả hơn... Với số lượng chợ lớn cần được quy hoạch và quản lý, sẽ có nhiều chợ phải di dời, chuyển đổi, nâng cấp, hoặc thậm chí là phải di chuyển sang vị trí khác. Bên cạnh đó, chợ truyền thống khi được chuyển đổi thành cơ sở mới sẽ khang trang hơn, vệ sinh hơn, bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy hơn, như vậy, bà con có nơi mua bán tốt hơn, văn minh, hiện đại hơn. Ông Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương): Chợ truyền thống không phải mất dần vị trí mà hình thức phải thay đổi. Ví dụ, chợ truyền thống ĐBSCL trước đây chủ yếu buôn bán trên sông (do thời kỳ xưa không có phương tiện nào vận chuyển ngoài xe, thuyền) nhưng giờ hệ thống giao thông bộ ở nơi đây đã phát triển lên, ngoài việc vận chuyển bằng đường sông thì có thể vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Như vậy, phải điều chỉnh hình thức hoạt động của chợ. Hay như một số chợ truyền thống ở khu dân cư tập trung trong thành phố, không thể để nhếch nhác như hiện nay mà phải tân trang lại. Khang trang nhưng vẫn giữ được bản sắc của chợ truyền thống vẫn là sạp hàng, vẫn là người đi mua được trả giá, cầm, nắm. Chưa kể, một số những chợ mang tính đặc trưng là chợ Bưởi để bán cây con giống, sản phẩm nông nghiệp nhưng giờ người ta biến chợ Bưởi thành trung tâm. Tiểu thương không vào chợ Bưởi nữa và buôn bán ngay trên vỉa hè, lòng đường. Như vậy, việc cải tạo chợ vô hình trung đẩy chợ Bưởi ra đường phố, làm cho đường phố nhếch nhác, tắc nghẽn giao thông nhiều lên. Trong việc cải tạo, nâng cấp chợ truyền thống, một số cơ quan quản lý gần đây làm theo ý mình, thậm chí nhiều nơi còn bị điều khiển bởi lợi ích nhóm để lấy vị trí đắc địa của chợ truyền thống biến thành vị trí kinh doanh kiểu khác. Cơ quan quản lý thiếu hiểu biết về quy luật của chợ truyền thống nên có thái độ không đúng với chợ truyền thống. Cơ quan quản lý phải biết thực chất hồn của chợ truyền thống, không bị chi phối lợi ích nhóm, có kiến thức thương mại, dịch vụ văn hóa xã hội mỗi vùng, miền để tổ chức chợ truyền thống. P.Thu (ghi) |
Tin liên quan
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics