Chuyển biến trong đấu tranh chống mỹ phẩm, thực phẩm chức năng “dởm”
![]() | Tăng cường chống buôn lậu dược phẩm, mỹ phẩm... giả |
![]() | Tạm giữ lượng lớn mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ |
![]() | Cảnh báo vấn nạn thuốc giả và thực phẩm chức năng giả |
![]() |
Hàng chục nghìn hộp mỹ phẩm được lực lượng Quản lý thị trường Bình Định thu giữ trong tháng 11/2022. |
Phát hiện, xử lý 3.527 vụ vi phạm
Năm 2022, qua triển khai Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 3.527 vụ vi phạm (giảm 567 vụ, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước) về buôn bán kinh doanh hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả là dược phẩm (1.009 vụ), mỹ phẩm (1.618 vụ), thực phẩm chức năng (822 vụ), thuốc y học cổ truyền.
Qua xử lý, lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 3.510 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 49,31 tỷ đồng; khởi tố 17 vụ/35 đối tượng. Đồng thời, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược và đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với 6 trường hợp vi phạm về xuất khẩu thuốc kiểm soát đặc biệt; ban hành 11 văn bản thu hồi thuốc vi phạm chất lượng, ban hành các công văn đình chị lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 41 sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thực hiện tạm ngừng hoạt động của 133 tên miền “.vn”, thu hồi 4 tên miền.
Theo đánh giá của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng hàng xâm phạm sở hữu đối với nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và vị thuốc y học cổ truyền có những chuyển biến rõ rệt kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg.
Đó là nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp về bảo vệ thương hiệu và trách nhiệm đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng đối với nhóm mặt hàng này có những thay đổi tích cực so với trước đây.
Số vụ việc vi phạm được phát hiện, xử lý đều giảm rõ năm sau thấp hơn năm trước, đặc biệt là không còn tình trạng bày bán công khai mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là hàng giả, hàng kém chất lượng trong các khu chợ, các tuyến phố, cửa hàng xách tay như trước đây.
Hoạt động buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên không gian mạng từng bước được kiểm soát, xử lý hiệu quả.
Tuy nhiên, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhìn nhận, việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo của một số bộ, ngành, địa phương chưa nghiêm túc, vẫn còn bộ ngành, địa phương không lập báo cáo định kỳ. Công tác phối hợp giữa các ngành, lực lượng chức năng, các địa phương chưa thường xuyên, liên tục, đặc biệt trong việc chia sẽ trao đổi thông tin và xử lý vi phạm.
Qua công tác đấu tranh, các lực lượng chức năng chỉ ra một số khó khăn như tình trạng vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn diễn ra phổ biến trên môi trường mạng, các kênh youtube; facebook; zalo, trang thông tin điện tử có tên miền từ nước ngoài…
Ngoài ra, xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có sự dịch chuyển dần từ vận chuyển qua đường mòn, lối mở, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới, trực tiếp giao nhận hàng hóa sang thành lập công ty, sử dụng công nghệ cao, giao nhận gián tiếp, lòng vòng.
Nâng cao hiệu quả năng lực kiểm tra chất lượng
Mới đây, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã kiến nghị Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 17; Chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng tiến hành đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện Chỉ thị, chủ động dự báo sát tình hình, đề ra những giải pháp trọng tâm trong thời gian tiếp theo, tiếp tục rà soát xử lý những khó khăn vướng mắc, tăng cường phối hợp liên ngành, thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, xử lý triệt để các vi phạm đối với nhóm mặt hàng điều chỉnh của Chỉ thị 17; chú trọng thanh tra, kiểm tra công vụ, làm tốt công tác tổ chức cán bộ không để tiếp tay, móc nối, bảo kê cho mọi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 cũng kiến nghị Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp các bộ, ngành liên quan tập trung nghiên cứu tiếp tục xử lý những khó khăn, vướng mắc: Tiếp tục rà soát tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành thay thế, từng bước hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan, đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ, toàn diện, thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với nhóm mặt hàng chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người.
Nâng cao hiệu quả năng lực hoạt động của hệ thống kiểm nghiệm nhà nước, các cơ sở kiểm tra chất lượng đặc biệt là nhóm mặt hàng điều chỉnh của Chỉ thị 17, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cả về đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trang thiết bị và nguồn kinh phí được bố trí đảm bảo; chủ động đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, giám sát chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền phát hiện xử lý kịp thời mọi sai phạm. Phối hợp các ngành, lực lượng chức năng đặc biệt các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, kịp thời đưa ra các khuyến cáo, dấu hiệu nhận biết đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo hệ thống đài, báo phối hợp các cơ quan chức năng tăng thời lượng, dung lượng đẩy mạnh phổ biến kiến thức, tuyên truyền chính sách, pháp luật liên quan nhóm mặt hàng điều chỉnh tại Chỉ thị 17; chỉ đạo các đơn vị chức năng giám sát và quản lý chặt chẽ hoạt động quảng cáo của các đơn vị phát hành quảng cáo, đặc biệt đối với thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; nghiên cứu kiểm soát tổng đài điện thoại được thiết lập giả danh bác sỹ, dược sỹ để tư vấn bán các mặt hàng giả, kém chất lượng trên không gian mạng. Đánh giá phân tích tình hình, đưa ra dự báo sát tình hình, đề xuất giải pháp xử lý triệt để vi phạm của các trang thông tin điện tử, trang cá nhân trên mạng xã hội.
Tin liên quan

Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội
21:15 | 01/04/2025 Tiêu dùng

Cao Bằng: Phát hiện gần 3 tấn lá thuốc lá không rõ nguồn gốc
10:09 | 11/02/2025 Hồ sơ

Tạm giữ hơn 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
15:03 | 07/01/2025 Hồ sơ

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm
16:04 | 19/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Đeo 4 kg dây chuyền vàng qua biên giới, lĩnh 12 năm tù
11:02 | 18/04/2025 Hồ sơ

Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế
21:17 | 17/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh
15:00 | 17/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cần mạnh tay xử lý nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo
14:36 | 17/04/2025 Hồ sơ

Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan thuế tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
11:18 | 17/04/2025 Hồ sơ

Công ty Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra và phản hồi từ phía cơ quan thuế
20:51 | 15/04/2025 Hồ sơ

Nghi vấn nữ du khách nước ngoài nhập lậu vàng miếng về sân bay Nội Bài
14:35 | 15/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực VIII: Liên tiếp bắt giữ thực phẩm đông lạnh không có nguồn gốc
14:07 | 15/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Quảng Ninh kiện toàn Ban Chỉ đạo 389 tỉnh
15:31 | 14/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Bắt 8 đối tượng sản xuất, buôn bán sữa giả
09:58 | 14/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Các lực lượng "vào cuộc" chống giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam
11:00 | 11/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Sát cánh chặn ma túy trên các tuyến biên giới
15:05 | 10/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

4.311 công chức, người lao động trong ngành Thuế nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc

Đã hoàn 34.039 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn

Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động

"Bệ phóng" cho xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quá 90 ngày chưa đề nghị hoàn, Hải quan sẽ chuyển số dư tiền gửi vào ngân sách

Hoàn tiền mua tem điện tử rượu nhập khẩu

Áp thuế CBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Hướng dẫn xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Xử lý tờ khai hải quan áp dụng thuế GTGT chưa đúng

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Hà Nội vắng bóng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Trước chính sách thuế của Mỹ cần theo dõi biến động của thị trường bất động sản
