Chú trọng tính dự báo, khả thi trong quy hoạch tổng thể quốc gia
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho ý kiến tại phiên thảo luận tại tổ 2 (đoàn TPHCM). Ảnh: Quochoi |
Ngày 6/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch phải tạo đột phá về thể chế
Theo đó, các vị đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Quy hoạch tổng thể quốc gia được xây dựng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, cơ bản bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Các ý kiến đồng tình cho rằng, Quy hoạch tổng thể quốc gia nếu làm tốt sẽ hình thành sa bàn, bệ phóng để phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, tốt hơn.
Thảo luận tại tổ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, với thời gian quy hoạch rất dài, tầm nhìn gần 30 năm trong một giai đoạn thế giới đầy biến động, công nghệ đổi mới sáng tạo phát triển như vũ bão thì tính dự báo trong quy hoạch là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quy hoạch. Theo Chủ tịch nước, để quy hoạch không bị lạc hậu, cần có sự đánh giá tình hình, cập nhật thường xuyên; chú trọng bảo vệ các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu…
Trong các yếu tố quyết định thành công của việc thực hiện quy hoạch, Chủ tịch nước cho rằng cần đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đi liền với hội nhập sâu rộng, cần phải có thể chế tích cực, đồng bộ, từ đột phá trong thể chế sẽ tạo được đột phá trong phát triển. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã có kinh nghiệm và Việt Nam cần phải đặt vấn đề này để “đi tắt đón đầu”.
Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị bổ sung các phân tích, đánh giá rõ hơn về các yếu tố thuận lợi, khó khăn về vị trí địa lý, điều kiện địa hình - địa mạo, địa chất - thổ nhưỡng tài nguyên, khoáng sản, khí hậu, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu và đánh giá các điều kiện này tác động đến phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Theo đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), Quy hoạch tổng thể quốc gia là việc làm chưa có tiền lệ nên chưa có kinh nghiệm xây dựng, nên cần thảo luận kỹ lưỡng, quyết định thận trọng để tránh việc đặt ra mục tiêu, giới hạn thời gian nhưng không đạt được.
Cũng tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của Chính phủ trong việc phấn đấu hoàn thành Quy hoạch tổng thể quốc gia theo yêu cầu tiến độ tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội.
Để hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, cần bổ sung thêm các đánh giá về ưu điểm, lợi thế của các điều kiện tự nhiên, khoa học công nghệ… Bên cạnh đó, làm rõ hiện trạng mối quan hệ giữa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan, quan trọng nhất là kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch này gắn liền với việc sửa đổi Luật Đất đai.
Triển khai quy hoạch không được ảnh hưởng đến lợi ích của người dân
Cũng góp ý về Quy hoạch tổng thể quốc gia, một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu làm rõ hơn nội dung về phân bố không gian, phân vùng và liên kết vùng, các nội dung phải định hướng trong việc sắp xếp, phân bố không gian để đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nêu thực trạng về tình hình chồng chéo, xung đột trong sử dụng không gian giữa các ngành, các địa phương, các đại biểu kiến nghị cần có sự chú trọng xứng đáng và có giải pháp cụ thể, khả thi, căn cơ, lâu dài cho vấn đề này.
Nhấn mạnh xây dựng quy hoạch phải khả thi, cần có cơ chế để sử dụng, huy động nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM), hiện nguồn lực đầu tư công có hạn, chúng ta không thể đầu tư dàn trải như trước đây, cần có trọng tâm trọng điểm.
Hơn nữa, vị đại biểu này cũng lưu ý là quy hoạch cần xác định rõ lộ trình thực hiện, cần thể hiện xuyên suốt việc triển khai quy hoạch không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân. Do đó, cần có thể chế đi liền, làm sao đảm bảo quyền lợi người dân khi chúng ta thực hiện quy hoạch. Bởi trên thực tế, có tình trạng khi mới lên quy hoạch, hoặc mới có ý tưởng, thì khu nhà dân ở khu quy hoạch đó đã vướng ngay một số quyền lợi, chưa được đảm bảo giống như các nơi khác.
Về một số mục tiêu cụ thể, theo dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia, Chính phủ đưa ra hai kịch bản tăng trưởng, phát triển. Kịch bản thấp, với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,3% cho cả giai đoạn 2021-2030 và đạt 6,49% mỗi năm vào 2031-2050. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến 2030 khoảng 7.500 USD. Kịch bản cao, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 7,05% một năm giai đoạn 2021-2030 và đạt 7,16% một năm trong giai đoạn 2031-2050. Thu nhập bình quân đầu người đến 2050 đạt 27.000-32.000 USD.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần phải chọn phương án tăng trưởng cao với lý do chỉ có tăng trưởng nhanh chóng mới có thể mở rộng quy mô nền kinh tế, đạt mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao; củng cố thế và lực của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, cần phải xem xét tính thực tế và khả thi của các mục tiêu cũng như các kịch bản tăng trưởng đặt ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều yếu tố bất định, khó lường.
Trong định hướng phát triển ngành công nghiệp, theo một số đại biểu Quốc hội, việc lựa chọn các ngành ưu tiên còn dàn trải, nên cần rà soát, thu hẹp danh mục, định hướng phát triển các khu công nghiệp sinh thái, làm rõ hơn các ngành công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, các đại biểu cũng đặc biệt quan tâm tới định hướng phát triển không gian biển, đồng thời đề nghị cần có định hướng cụ thể hơn việc sử dụng không gian biển cho một số lĩnh vực dựa trên tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên của từng vùng biển.
Tin liên quan
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
20:11 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics