Chống thất thu, phòng gian lận thương mại từ ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực hải quan
Hải quan Việt Nam tham dự Diễn đàn Hải quan cấp cao khu vực về phòng chống ma tuý Không có vùng cấm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại |
Tọa đàm “Tăng cường bảo đảm thu ngân sách và chống buôn lậu, gian lận thương mại gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan”. |
Đối diện thách thức nếu không nhanh chuyển đổi số
Tại tọa đàm “Tăng cường bảo đảm thu ngân sách và chống buôn lậu, gian lận thương mại gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào ngày 6/7/2023, ông Trần Đức Đông, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, kết quả phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đã đóng góp tích cực vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo an ninh trật tự và tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh công nghệ số phát triển thì tình hình vi phạm, tội phạm sử dụng công nghệ cao có sự gia tăng. Theo ông Trần Đức Đông, các loại vi phạm, tội phạm này có phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi trong khi cơ chế, chính sách, pháp luật còn chồng chéo, chậm sửa đổi, bổ sung, thay thế. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của một bộ phận đội ngũ cán bộ thực thi công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng như các cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo các chuyên gia, các hành vi gian lận thương mại, thuế, xuất xứ hàng hóa… không chỉ làm thất thu ngân sách mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính đang khó khăn lại càng khó khăn. Điều này đòi hỏi không chỉ cải cách về pháp lý mà phải tạo cơ sở quản lý cho hoạt động thương mại, nhất là lĩnh vực hải quan.
Ông Phạm Duyên Phương, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan Hải quan đã ứng dụng một cách toàn diện và rộng rãi phương thức đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp dựa trên các kỹ thuật quản lý rủi ro và hệ thống phân tích thông tin, qua đó tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tuân thủ tốt trong hoạt động thông quan hàng hóa và vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Từ góc nhìn cơ quan trực thuộc Quốc hội, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của ngành Hải quan trong chống thất thu ngân sách, chống gian lận thương mại dù bối cảnh còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn có thể cải thiện nhiều hơn nếu có được sự cải cách về cơ chế chính sách cũng như ý thức của doanh nghiệp.
Theo bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, với địa bàn hoạt động rộng cùng tính chất phức tạp hoạt động của các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện, ngành Hải quan luôn phải đối mặt với việc cùng lúc thực hiện 2 nhiệm vụ, vừa tạo thuận lợi thương mại, bảo đảm về thu ngân sách nhà nước, vừa bảo đảm công tác phòng, chống gian lận thương mại. Đây là thách thức lớn của ngành Hải quan hiện nay.
Tận dụng mô hình hợp tác công - tư
Với việc chỉ ra cụ thể những khó khăn và thách thức nêu trên, các chuyên gia tham dự tọa đàm đều nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Bà Trần Hồng Nguyên nhấn mạnh, trong bối cảnh công nghệ phát triển, nếu ngành Hải quan không chuyển đổi nhanh, không nỗ lực trong đầu tư công nghệ, nếu không làm nhanh, kịp thời thì thách thức nêu trên càng lớn, và mục tiêu bảo đảm thực hiện nhiệm vụ ngày càng khó khăn.
Nhưng ông Phạm Duyên Phương cũng nhìn nhận, dù có một nền tảng chính sách tốt, một pháp luật tốt, quy trình tốt, một công cụ tốt nhưng người thực hiện không đủ năng lực thì cũng không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Do đó, vấn đề nhân lực cần bảo đảm năng lực để đáp ứng những nhu cầu mới, thách thức mới, những đòi hỏi mới từ phía doanh nghiệp và Chính phủ, nên ngành Hải quan phải liên tục đổi mới.
Cùng với vấn đề trên, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan còn kiến nghị về việc số hóa dữ liệu, cụ thể hóa các phương thức, chế tài liên quan đến quy định về kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước phục vụ cho công tác quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trên nền công cụ và Cơ chế một cửa quốc gia…
Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy đã có rất nhiều sáng kiến về hiện đại hóa hải quan được thực hiện. Chẳng hạn, Singapore sử dụng cơ chế phân loại mã HS hoàn toàn tự động dựa trên nhiều nguồn dữ liệu, chuyển từ dạng phân tích mô tả sang phân tích dự đoán. Tại Nhật Bản, Hải quan quốc gia này đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhận tạo (AI), robot vào hoạt động soi chiếu để tự động hóa đánh giá rủi ro…
Ông Lương Hữu Hạnh, Chủ tịch Công ty Ultra-Thabis cho biết, để nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đặc biệt khuyến khích mô hình hợp tác công – tư để tận dụng sức mạnh của các tổ chức tư nhân trong hoạt động xây dựng và khai thác dữ liệu.
Điển hình như trường hợp của Ultra với giải pháp Publican – giải pháp được WCO đánh giá rất cao, chứng thực khu vực WCO Đông và Nam Phi với 24 thành viên đã ký thỏa thuận hợp tác. Giải pháp Publican thực hiện ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo để phân tích và dễ dàng đưa ra nhiều chỉ dấu về nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại với độ chính xác cao. Giải pháp này sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích về đảm bảo an ninh, chống thất thu ngân sách đồng thời giảm thời gian thông quan, giảm chi phí lưu kho… cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thông báo
15:37 | 19/12/2024 Thông báo
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng liên quan đến thủ tục và chính sách thuế cho doanh nghiệp
08:29 | 17/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Quảng Ngãi: Khó quản lý thuế đối với mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu
13:30 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực thi các FTA: Những vấn đề đặt ra trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
13:20 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng thương mại điện tử xuyên biên giới
15:12 | 12/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gỡ vướng mọi lúc, mọi nơi cho doanh nghiệp
17:37 | 09/12/2024 Hải quan
Chủ động lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp
17:36 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền chính sách thuế bất động sản vào thời điểm thích hợp
17:21 | 09/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chống thất thu ngân sách khi bỏ quy định miễn thuế hàng giá trị nhỏ
10:02 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sẽ bãi bỏ miễn thuế GTGT đối với hàng giá trị nhỏ NK qua đường chuyển phát nhanh
09:59 | 06/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những điểm mới về mua sắm, khai thác, cho thuê tài sản công
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics