Chống buôn lậu đường chưa tương xứng với thực tế
![]() |
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn chủ trì hội nghị. Ảnh: Nguyễn Huế |
Diễn biến phức tạp
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường qua biên giới vẫn tiếp tục diễn ra theo chiều hướng phức tạp, có xu hướng tăng. Đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Campuchia vào biên giới các tỉnh Tây nam rồi đưa vào thị trường tiêu thụ. Đường lậu chủ yếu tập trung ở những tỉnh trọng điểm như TPHCM, An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Quảng Trị, Kiên Giang, Bình Phước,… Hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường cát Thái Lan trên các địa bàn trọng điểm nêu trên diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng, phương thức hoạt động tinh vi. Khi bị lực lượng chống buôn lậu phát hiện bắt giữ, các đối chống trả quyết liệt, vứt hàng bỏ chạy hoặc cho người giám sát cơ quan chức năng. Tinh vi hơn có nhiều trường hợp sử dụng bộ hồ sơ mua đấu giá đường hợp pháp để hợp thức hóa hàng lậu đối phó với các lực lượng chức năng.
Ông Trương Văn Ba, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, một trong những thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu đường sử dụng phổ biến là thực hiện các hoạt động sản xuất, sang chiết, phối trộn đóng gói. Sau công đoạn đóng bao mới, đường nhập lậu sẽ biến thành đường nội địa đem đi tiêu thụ.
Ông Trương Văn Ba dẫn chứng, một số đối tượng buôn lậu còn dùng thủ đoạn đưa bao bì in trong nước, đem sang bao ở nước ngoài (thường là Campuchia), như vậy đường nhập lậu đã có nhãn mác Việt Nam và nếu không bắt được quả tang trên biên giới, một khi đã đưa vào kho rồi thì rất khó chứng minh có phải đường lậu hay không. Theo quy định hiện hành, một khi hàng qua hết biên giới có hóa đơn là hợp pháp. Hầu như các cơ quan chức năng hiện nay rơi vào hoàn cảnh ”biết mà không làm gì được”, ông Ba nói.
Theo ông Trần Thái Sơn, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, công tác đấu tranh với các hoạt động buôn lậu đường tại các tuyến biên giới gặp nhiều khó khăn do các đối tượng vận chuyển đường lậu thường xé lẻ, nên khi bị phát hiện bắt giữ, cơ quan chức năng chỉ xử lý hành chính vì chưa đủ số lượng để truy tố dẫn đến tình trạng tình trạng vận chuyển đường lậu liên tục tái diễn. “Mặt khác theo Hiệp định kinh tế biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, các đối tượng khi bị bắt giữ phải bàn giao lại cho nước sở tại trong khi các mặt hàng thuộc danh mục hàng lậu của Việt Nam lại được buôn bán tự do ở Campuchia nên việc xử lý không có tác dụng. Ngoài ra, việc chưa có một cơ quan giám định đường lậu cũng là những trở ngại lớn cho công tác chống buôn lậu đường”, ông Sơn cho biết.
Giải pháp nào?
Chủ trì cuộc họp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Văn Cẩn cho biết, tại các cuộc họp sơ kết, tổng kết, đặc biệt hội nghị chuyên đề với Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đều nhận định rằng, trong công tác chống buôn lậu mặt hàng đường, các lực lượng chức năng, địa phương trong các năm qua đã tích cực chủ động, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn từ biên giới cửa khẩu cho đến nội địa với nhiều chuyên án bắt giữ thành công tại các địa bàn trọng điểm. Tuy nhiên, hoạt động chống buôn lậu đường vẫn chưa tương xứng với thực tế, lượng đường thẩm lậu vẫn vào nội địa bằng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau.
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Có hay không sự buông lỏng quản lý, tiếp tay của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng nổi cộm về hoạt động buôn lậu đường cát trên các tuyến biên giới? |
Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường, hiện nay nhu cầu tiêu dùng đường trong nước khoảng 1,8 triệu tấn đường/năm. Qua số liệu thống kê về lượng đường sản xuất trong nước và NK chính ngạch qua hạn ngạch thuế quan, NK sản xuất XK, chế biến có thể thấy lượng đường nhập lậu là tương đối lớn
Phân tích các nguyên nhân của tình trạng trên, mặc dù các lực lượng chức năng cũng đã triệt phá ngăn chặn bắt giữ cả đối tượng cầm đầu, chủ mưu nhưng vẫn không hạn chế được hoạt động buôn lậu thậm chí có đối tượng cầm đầu một khu vực sau khi bắt xử lý lại núp bóng tiếp tục điều hành
Đề xuất các giải pháp chống buôn lậu mặt hàng đường trong thời gian tới, ông Trương Văn Ba, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho rằng, bên cạnh việc tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch, Công văn, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng cần tăng cường lực lượng nắm chắc tình hình phía bên kia biên giới, phương thức, quy luật hoạt động tập kết, vận chuyển đường kính của các chủ đầu nậu; Tập trung bố trí lực lượng, phương tiện thường trực chốt chặn 24/24h tại các đường mòn, bến sông trên biên giới mà các đối tượng thường vận chuyển hàng lậu…
Tại Hội nghị, đại diện Công ty Đường Quảng Ngãi cho rằng, khó khăn của công tác chống buôn lậu đường là có sự tiếp tay của cư dân biên giới tham gia vận chuyển. Trong thị trường nội địa, không ít hộ các hộ kinh doanh cũng vì lợi ích trước mắt mà tiếp tay cho đường lậu. Do vậy, cùng với việc vận động cư dân biên giới không tham gia vận chuyển đường lậu còn cần phải tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh không tiêu thụ đường lậu.
Lý giải câu hỏi tại sao có tới 6-7 lực lượng chống buôn lậu được phân công chức năng nhiệm vụ rõ ràng nhưng buôn lậu đường vẫn hoành hành, ông Phạm Hồng Thanh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an cho rằng, do các lực lượng ở địa phương chưa chống buôn lậu một cách triệt để. Thực tế cho thấy các lực lượng ở địa phương mới chỉ đấu tranh với hoạt động buôn bán, vận chuyển nhỏ lẻ mà chưa đánh thẳng với các đối tượng chủ chốt trong các đường dây buôn lậu. Thậm chí một số trùm buôn lậu tại các địa phương còn được hậu thuẫn. Do đó, một trong các giải pháp triệt để để chống buôn lậu đường cát là các lực lượng chức năng ở địa phương phải phối hợp có chuyên án bài bản đánh vào các đường dây, ổ nhóm chuyên nghiệp
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, đối với công tác chống buôn lậu mặt hàng đường, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sẽ có kế hoạch chuyên đề, chuyên án làm mẫu và xử lý trách nhiệm của từng khâu, từng cấp…
“Phó Thủ tướng thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có chỉ đạo, tới đây sẽ làm nghiêm, phải truy ngược đường đi của hàng lậu để xác định trách nhiệm của từng lực lượng trong việc kiểm soát hàng lậu. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sẽ chủ động thực thi chỉ đạo và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm...
Bên cạnh sự nỗ lực của các lực lượng chức năng cần có vai trò chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền giáo dục, tạo việc làm để người dân không tiếp tay cho đầu nậu. Ngoài ra, để chống buôn lậu đường còn cần có sự đồng hành của các nhà máy, các DN và Hiệp hội Mía đường. Trên thực tế, tại một số địa phương, mỗi ngày vẫn có không dưới 300 tấn đường lậu vận chuyển qua biên giới trong đó có một khối lượng không nhỏ được đóng sẵn bao bì của các nhà máy đường trong nước cho thấy nhiều DN phân phối vì lợi ích cục bộ chưa hợp tác trong công tác chống buôn lậu thậm chí còn tiếp tay cho hoạt động buôn lậu…”, ông Nguyễn Văn Cẩn nói.
Theo số liệu của các lực lượng chức năng, từ năm 2018 đến hết 9 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 876 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 1 tỷ đồng, thu giữ hơn 3.000 tấn đường vi phạm trị giá trên 12,5 tỷ đồng. |
Tin liên quan

Biên phòng chủ động đẩy lùi tội phạm ở khu vực biên giới
14:55 | 01/07/2025 Hồ sơ

Quyết định khởi tố vụ án kinh doanh hơn 35.000 bộ quần áo giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
13:04 | 01/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Nâng cao hiệu quả chống buôn lậu “một mũi tên trúng ba đích”
10:04 | 01/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Chặn đứng 2 ô tô chở gần 17 tấn ngao không rõ nguồn gốc
08:51 | 01/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Bài 1: Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu thuốc lá, trị giá hơn 65 tỷ đồng
18:35 | 30/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực II: Chủ động ngăn chặn ma túy qua đường hàng không
09:40 | 30/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tội phạm ma túy qua đường hàng không có chiều hướng gia tăng
08:58 | 30/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lạng Sơn: Thu giữ gần 1 tấn chân giò lợn đang phân hủy
15:08 | 28/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Phức tạp hàng giả, hàng hoá xâm phạm sở hữu trí tuệ
09:14 | 28/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Triệt phá đường dây vận chuyển ma túy qua biên giới Hà Tĩnh
09:13 | 28/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hải quan khu vực I liên tiếp phát hiện các vụ vận chuyển trái phép ma túy
18:31 | 27/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm
08:15 | 27/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

(PHOTO): Hiện trường triệt phá đường dây vận chuyển 30kg cần sa
08:00 | 27/06/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Công bố danh sách lãnh đạo 34 Thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Đo sự hài lòng của người nộp thuế năm 2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Công bố danh sách lãnh đạo 34 Thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57

Đo sự hài lòng của người nộp thuế năm 2025

Sắp xếp bộ máy phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp là dấu mốc quan trọng của ngành Thuế

Hải quan khu vực XVI quản lý địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang

(PHOTO): Hải quan Thái Nguyên hoạt động thông suốt trong ngày đầu triển khai mô hình mới

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Vietnam Post hỗ trợ nhận, trả kết quả thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh thành

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

Vinh danh 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Hướng dẫn thực hiện phân loại mặt hàng bảng giá điện tử ESL

Phải đạt ngưỡng kim ngạch tối thiểu, doanh nghiệp mới được hưởng chế độ ưu tiên

Từ 1/7/2025, thống nhất lệ phí trước bạ 2% với xe máy trên toàn quốc

Đề xuất khấu trừ thuế TNCN ngay thời điểm nhận cổ tức bằng chứng khoán

Từ hôm nay (1/7/2025) nhiều chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Khởi động sàn giao dịch thương mại điện tử B2B “xanh” đầu tiên tại Việt Nam

Giá bán gas trong nước giảm mạnh

Cơ hội tiếp cận hệ sinh thái thương mại điện tử toàn cầu cho SME Việt Nam

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử

Mỗi ngày người Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng mua sắm online

Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Trung tâm Giao dịch bất động sản dự kiến vận hành vào đầu năm 2026

Sáp nhập tỉnh/thành: Cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản

Phân khúc bán lẻ đang phục hồi tốt hơn kỳ vọng

Doanh nghiệp khu công nghiệp chuyển hướng sang chiến lược linh hoạt
