Chống biến đổi khí hậu - Cuộc chiến không dễ dàng
Trên thực tế, tình trạng thiếu hụt tài chính lâu nay luôn là một vấn đề gây trở ngại đối với nỗ lực của toàn thế giới nhằm ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu. Các quốc gia đang phát triển liên tục yêu cầu hỗ trợ tài chính để giúp họ chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng ít ô nhiễm, cũng như tăng khả năng ứng phó những hệ quả từ biến đổi khí hậu như siêu bão, hạn hán và nước biển dâng. Giới quan sát và các nước thành viên cảnh báo nếu không có hàng nghìn tỷ USD đầu tư vào năng lượng sạch, mục tiêu mức tăng nhiệt độ dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ chỉ là "giấc mơ". Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính từ nay đến năm 2050 sẽ cần khoản đầu tư lên tới 3.500 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng sạch để đạt được mục tiêu trên, gấp đôi so với con số chi tiêu hiện nay. Tình trạng này trở nên đáng ngại hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris cũng như ngừng góp vốn cho các dự án chống biến đổi khí hậu. Do đó, hầu hết các bài phát biểu tại hội nghị đều tập trung vào 3 mục tiêu then chốt của hội nghị bao gồm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, huy động tài chính công và tư.
Trong bài phát biểu tại hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh cần nỗ lực hết sức để các nước giàu tôn trọng cam kết của họ là tài trợ 100 tỷ USD/năm từ nay đến năm 2020 cho các nước đang phát triển trong cuộc chiến toàn cầu này.
Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng như nhiều nước và tổ chức khác đã thể hiện nỗ lực của mình. Theo đó, WB thông báo sẽ ngừng tài trợ cho các dự án thăm dò, khai thác dầu khí sau năm 2019 nhằm khuyến khích nỗ lực toàn cầu chuyển sang "nền kinh tế sạch" và kiềm chế sự nóng lên của Trái đất. Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố đầu tư 9 tỷ euro cho các thành phố phát triển bền vững, năng lượng bền vững và nông nghiệp bền vững ở châu phi và các nước láng giềng của EU. Pháp cam kết 1,5 tỷ euro/năm đến năm 2020 nhằm trợ giúp các nước dễ bị tổn thương đối phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Cũng tại hội nghị, 12 cam kết không mang tính ràng buộc đã được đưa ra. Các tác nhân khí hậu từ 94 quốc gia và 47 công ty đã cam kết tăng cường hành động để chống lại tình trạng sa mạc hóa và bảo vệ nguồn tài nguyên nước thông qua một nền tảng tài trợ cho 100 dự án chủ yếu ở châu Phi trong vòng 5 năm tới. Những người tham dự cũng nhất trí cần thúc đẩy quá trình chuyển tiếp sang một nền kinh tế phi carbon vào năm 2050 và khuyến khích sử dụng giao thông sạch. Ngoài ra, một liên minh gồm 225 công ty đầu tư toàn cầu, đang sở hữu lượng tài sản lên tới 26.300 tỷ USD, trong đó có ngân hàng HSBC, công ty bảo hiểm AXA của Pháp và các tập đoàn năng lượng BP, Chevron đã phát động sáng kiến "Hành động Khí hậu 100+". Sáng kiến này sẽ kéo dài 5 năm, nhằm giám sát hành động của 100 tập đoàn thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất. Kế hoạch này sẽ tập trung vào 3 biện pháp chìa khóa: cải thiện sự quản lý về biến đổi khí hậu, kiềm chế thải khí và tăng cường các cam kết tài chính liên quan đến khí hậu.
Dù có thể coi những cam kết được đưa ra tại hội nghị “Một hành tinh” là tín hiệu khả quan, song không thể phủ nhận rằng "Chúng ta đang thua trong cuộc chiến" chống biến đổi khí hậu và việc các nước trên thế giới "tiến chưa đủ nhanh" là "một thảm họa" như chính phát biểu của Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron tại hội nghị. Vì vậy, để có thể giảm thiểu tối đã những tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ hành tinh chung, các nước cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa cũng như cần xây dựng một kế hoạch và lộ trình cụ thể. Hơn hết là cần có sự đoàn kết, chung tay đối phó với tình trạng ấm dần lên của Trái đất để cuộc chiến chống biến đổi không còn là cuộc chiến dai dẳng.
Tin liên quan
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics