Chính sách tiền tệ chuyển nhịp điều tiết
Những ngày cuối tháng 10/2018, thị trường chứng kiến lãi suất VND liên ngân hàng liên tiếp những phiên tăng mạnh. Cùng thời điểm, việc "bơm - hút" tiền từ nhà điều tiết đã đảo chiều.
Đến giữa tuần qua, lãi suất qua đêm VND trên thị trường liên ngân hàng đã vượt mốc 4,5%/năm. Đây là lãi suất điển hình, vì kỳ hạn có doanh số giao dịch lớn nhất thường ngày.
Mức 4,5%/năm cao hẳn so với vùng quanh 3%/năm của khoảng vài tuần trước đó. Diễn biến này có sự tương đồng nhất định với thị trường 1 (với dân cư và tổ chức kinh tế), khi lãi suất huy động VND của các ngân hàng thương mại tăng lên gần đây.
Thị trường liên ngân hàng có vai trò như một hồ điều hòa thanh khoản hệ thống, nhưng mức độ liên thông với thị trường 1 có hạn. Thực tế, ngay trong năm 2017 và 2018, có nhiều thời điểm lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng lên mốc 5%/năm, lãi suất trên thị trường 1 vẫn không xao xuyến, thậm chí giảm.
Những diễn biến đó chủ yếu phản ánh các nhịp điều tiết của Ngân hàng Nhà nước, cũng như các dòng chảy liên quan.
Ví như vài ngày tới, Tổng cục Thống kê công bố số liệu tổng quan tình hình kinh tế 10 tháng đầu năm. Trong đó, tốc độ và mức độ giải ngân đầu tư công được chú ý. Nguồn này có liên thông nhất định với hệ thống ngân hàng, ở mức độ tiền gửi ngân sách.
Hoặc ở kênh trái phiếu Chính phủ, mức độ và tần suất phát hành gần đây và hai tháng còn lại của năm cũng tác động đến nguồn vốn hệ thống ngân hàng, khi mà kế hoạch huy động trái phiếu Chính phủ vẫn còn khá thấp sau 9 tháng…
Còn ở điều hành chính sách tiền tệ, nhịp điều tiết mới đã thể hiện trong tuần qua, một cách rõ hơn.
Như VnEconomy từng đề cập, 2018 đang trở thành một năm khác biệt trong hoạt động ngân hàng. Lịch sử chưa từng có năm nào số dư lưu hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước lớn đến như vậy và kéo dài trong năm. Đây là một trong những công cụ chủ yếu để hút bớt tiền về, trung hòa lượng tiền lớn đưa ra mua ngoại tệ gối đầu từ 2017 sang nửa đầu 2018, cũng như lượng lớn tiền ngân sách thu từ thoái vốn mà giải ngân đầu tư công chậm…
Trong sự khác biệt đó, tuần qua ghi nhận Ngân hàng Nhà nước đã thực sự chuyển nhịp điều hành, vì sau một thời gian dài đã không còn phải phát hành tín phiếu hút bớt tiền về nữa.
Trong khi đó, lượng tín phiếu phát hành trước đó lần lượt đáo hạn, ngấm trở lại thị trường, và số dư tín phiếu lưu hành đến ngày 25/10 chỉ còn 36.390 tỷ đồng (nửa đầu năm nay thường xuyên ghi nhận mức quanh 150.000 tỷ đồng).
Nhịp chuyển cũng thể hiện rõ khi trong tuần qua Ngân hàng Nhà nước liên tục chào thầu lượng lớn (15.000 - 17.000 tỷ/phiên) trên kênh cầm cố, kỳ hạn 7 ngày, và số dư ở kênh này đã tăng lên 32.134 tỷ đồng tính đến 25/10.
Nhịp chuyển trên nhằm hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Một mặt, nhà điều hành vẫn bám sát để điều tiết lãi suất ổn định, gián tiếp hạn chế biến động lãi suất trên thị trường. Mặt khác, như trên, các dòng chảy giải ngân đầu tư công, huy động vốn trái phiếu Chính phủ vào kỳ mạnh hơn, cần sự phối hợp nhịp nhàng. Và "như thường lệ", nền kinh tế và hoạt động ngân hàng đã vào giữa quý cuối năm - cao điểm sản xuất kinh doanh và thanh toán, chi trả.
Trong những dòng chảy đó, vừa qua còn có thêm yếu tố nhà điều hành bán ra ngoại tệ, đồng nghĩa với hút bớt tiền đồng về.
Nhịp chuyển trên tạo thay đổi đáng chú ý, cho thấy sự linh hoạt, nhanh trong điều tiết các cân đối, mà điểm đến cuối cùng là sự ổn định cho thanh khoản hệ thống, ổn định lãi suất và tỷ giá.
Nếu cắt lớp phần kết quả chuyển tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp qua lãi suất và tỷ giá, nhịp điều hành và bước chuyển trên vẫn đang tạo được bộ giảm chấn êm, khi bên ngoài thị trường thế giới đang đầy biến động.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics