Chính sách phát triển hồ tiêu vẫn nằm trên giấy
Quay quắt khi “vàng đen” thất thế |
Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, Ủy viên Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam |
Những năm gần đây, việc tăng quá nhanh diện tích trồng hồ tiêu được nhận định là nguyên nhân mấu chốt nhất khiến cho giá tiêu giảm sâu, thậm chí dưới giá thành. Câu chuyện này diễn ra ở Chư Sê (Gia Lai) như thế nào, thưa ông?
- Ngành hồ tiêu bắt đầu phát triển từ khoảng năm 2000, 2010 và giá tiêu lên đến đỉnh điểm vào năm 2015. Tại thời điểm đó, nông dân bán tiêu tại kho có mức giá cao nhất lên tới 260.000 đồng/kg. So với mặt bằng chung giá cả thị trường thì giá tiêu ở mức cao nhất trong các mặt hàng nông sản. Bởi vậy, người dân đổ xô trồng hồ tiêu. Nhà nhà trồng tiêu, người người trồng tiêu, thu được bao nhiêu lại đổ tiền ra mua đất trồng tiêu...
Chư Sê là một trong những vùng thâm canh hồ tiêu lớn ở Việt Nam, cũng là nơi đầu tiên sở hữu nhãn hiệu tập thể của cây tiêu. So với nhiều vùng trồng tiêu trên cả nước, tiêu Chư Sê cho năng suất, chất lượng cao nhất, lên tới 17 tấn tiêu khô/ha do hợp chất đất, khí hậu và kỹ thuật canh tác của nông dân.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam: Việt Nam trở thành quốc gia XK hồ tiêu lớn nhất thế giới từ năm 2001 với lượng XK đạt 56.509 tấn, chiếm 28,3% thị phần. Đến năm 2010, con số XK đạt 116.861 tấn và tỷ lệ này tăng lên 43,4%. Năm 2019, ước hồ tiêu Việt vẫn chiếm gần 70% thị phần XK hồ tiêu thế giới. |
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2015 cũng đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, đe dọa đến sự phát triển bền vững của cây tiêu tại Chư Sê. Cụ thể, năm 2015, chưa bao giờ Tây Nguyên rơi vào tình trạng hạn hán khắc nghiệt như thế. Thời điểm đó, trồng tiêu trên trụ cây sống còn có cơ may, nếu trồng trên trụ bê tông thì tiêu chết gần hết. Sau hạn hạn, mùa mưa năm 2018, mưa diễn ra quá nhiều, nước ứ đọng ở gốc tiêu, tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển lây lan nhanh, không có gì cứu vãn được cây tiêu. Tiếp ngay sau đó là tình trạng “bão giá”, giá tiêu xuống thấp.
Việc đổ xô trồng quá nhiều, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã để lại những hệ lụy hôm nay. Có thể nói rằng, nông dân Chư Sê, Chư Pưh giàu lên vì tiêu, song cũng mạt vận cũng vì tiêu. Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê có 1.682 hội viên, trong đó có 36 hội viên là các tổ chức và DN, còn lại là các nông hộ. Tuy nhiên, đến thời điểm này Hiệp hội cũng không thể thống kê hết được số lượng hội viên đã phá sản, vỡ nợ vì tiêu và phải bỏ xứ ra đi.
Ông đánh giá như thế nào về các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói chung và ngành hàng hồ tiêu nói riêng hiện nay?
- Thời gian qua, để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng có khá nhiều chính sách, văn bản được ban hành, điển hình như Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ…
Đáng chú ý, trước đây, Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn không có hiệu quả đã được thay thế bằng Nghị định 57/2018/NĐ-CP (Nghị định được ban hành và có hiệu lực từ ngày 17/4/2018-PV). Tuy nhiên, đến nay Nghị định 57/2018/NĐ-CP vẫn chưa có thông tư hướng dẫn, độ trễ quá lâu…
Ngoài ra, Nhà nước hiện nay chưa làm được khâu dự báo về thị trường, ra chính sách nhưng trên giấy, chưa đi vào cuộc sống. Đối tượng được hưởng lợi từ chính sách chưa được bao nhiêu.
Nhiều diện tích trồng tiêu tại Gia Lai vẫn đang trong tình trạng chết dần, chết mòn. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Các thị trường NK hồ tiêu ngày càng đưa ra nhiều hàng rào cản phi thuế quan khắt khe hơn. Trong khi đó, nông dân trồng tiêu nhiều vùng vẫn theo hướng phong trào, thiếu kiến thức, kỹ năng. Theo ông, đâu là giải pháp khắc phục hiệu quả vấn đề này, giúp tiêu Việt đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ thị trường NK?
- Hồ tiêu của Việt Nam chủ yếu XK. Hiện nay, với việc ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), hàng rào thuế quan được tháo gỡ, song các hàng rào phi thuế quan từ thị trường, đặc biệt là trong vấn đề truy xuất nguồn gốc ngày càng cao. Ví dụ, khi XK hồ tiêu sang Trung Quốc, DN làm khâu chế biến hồ tiêu phải có mã số, vùng trồng tiêu cũng phải có mã số… Đây là những điểm rất quan trọng phải đáp ứng được, kết nối giữa nông dân và DN để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Khó khăn hiện nay là làm sao nâng cao được nhận thức, kỹ năng của người nông dân. Thời gian qua đã có hàng loạt trường dạy nghề cho nông dân và lực lượng cán bộ cơ sở được mở ra theo hình thức liên huyện hoặc riêng từng huyện. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại không cao. Dạy được cho cán bộ nhưng nông dân khá khó khăn. Ví dụ, tại Chư Sê vận động được 4 lớp gồm 200 người đi học đã rất khó. Tôi cho rằng để khắc phục vấn đề này phải có chế tài mạnh tay hơn nữa, buộc người dân phải đi học. Ví dụ, nếu người dân không đi học, không có chứng chỉ thì không cho vay tiền để đầu tư, làm ăn…
Ông có khuyến cáo gì với bà con nông dân cũng như kiến nghị gì với Nhà nước nhằm giúp ngành hồ tiêu phát triển bền vững hơn trong thời gian tới?
- Ở thời điểm hiện tại, Hiệp hội khuyến cáo bà con nông dân nên ngừng thúc đẩy việc trồng tiêu, chuyển đổi mô hình sản xuất sao cho phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Ba năm tới hãy tính đến chuyện trồng mới vì dự báo khi đó giá tiêu mới có thể cải thiện.
Với Nhà nước, mong muốn đặt ra là có những giải pháp thiết thực hỗ trợ cho người dân vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, thúc đẩy các chính sách kịp thời đi vào cuộc sống; đồng thời cần nghiên cứu đến việc đa dạng hóa cây trồng để người dân có nhiều chọn lựa, yên tâm sản xuất…
Xin cảm ơn ông!
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh: Tập trung nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất và XK hồ tiêu lớn nhất thế giới. Hồ tiêu hiện được trồng chủ yếu tại các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Trị và Phú Quốc, tạo sinh kế cho gần 200.000 nông hộ tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu Việt Nam hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng và giá cả. Cụ thể về chất lượng, các quy định mới về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các nước NK đòi hỏi các DN trong ngành phải nhanh chóng thay đổi để đáp ứng với các yêu cầu mới của thị trường quốc tế. Về giá, giá hồ tiêu thế giới liên tục sụt giảm từ 10 USD/kg năm 2015 xuống còn 2 USD/kg năm 2019 do diện tích trồng hồ tiêu tăng nhanh trong giai đoạn 2008 – 2014. Thực tế nhu cầu hồ tiêu trên thế giới vẫn rất lớn, vì không chỉ sử dụng trong ngành thực phẩm gia vị mà hồ tiêu còn sử dụng trong ngành mỹ phẩm làm đẹp. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu, nhằm đáp ứng nhiều hơn nữa yêu cầu của thị trường hồ tiêu toàn cầu. Ông Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT): Nhà nước cần xây dựng, phát triển vùng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế XK hồ tiêu Việt Nam hiện đang phải đối mặt với hàng rào kỹ thuật ngày càng cao tại các nước, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã nhiều lần bị cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên hồ tiêu. Để Việt Nam giữ vững và phát triển vị thế đối với ngành hàng tiêu thì các DN, hộ sản xuất, các nhà quản lý không được chủ quan và phải không ngừng đổi mới nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu khác của các nước NK. Nhà nước cần xây dựng, phát triển vùng sản xuất, tuân thủ các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt và theo tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kiểm soát, giảm thiểu tối đa mức sử dụng thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp và tiến tới có giải pháp hỗ trợ các hộ sản xuất để phát triển các đồn điền tiêu hữu cơ; thúc đẩy xây dựng hệ thống thông tin, dự báo và phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài để tận dụng các cơ hội xâm nhập và mở rộng thị trường; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hồ tiêu sang các thị trường có tiềm năng như Mexico, duy trì và phát triển vị thế của tiêu Việt Nam trên các thị trường thuộc khối EU. Từ góc độ DN, các DN cũng cần đẩy mạnh liên kết liên doanh để hình thành các hiệp hội có đủ năng lực quản lý hoạt động ngành hàng; chủ động trong công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường và xu hướng tiêu dùng, đặc biệt tại thị trường EU...
|
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics