Chính sách hỗ trợ đang thẩm thấu vào cuộc sống
Doanh nghiệp và người lao động TPHCM đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Ảnh: DN cung cấp |
Chính sách đi vào thực tế
Ngày 16/8 vừa qua, 3 DN đầu tiên tại TPHCM đã được Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TPHCM giải ngân vay vốn theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng số tiền gần 1,14 tỷ đồng để trả lương ngừng việc cho người lao động. Đó là Công ty TNHH Du lịch Việt Vui với số tiền 132,6 triệu đồng để trả lương ngừng việc cho 10 lao động, Công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại Vĩ Nam Việt với số tiền vay 517,65 triệu đồng để trả lương ngừng việc cho 145 lao động và Công ty TNHH Nhà hàng Kingscross được hỗ trợ vay 486,2 triệu đồng để trả lương ngừng việc cho 55 lao động.
Thông tin từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến ngày 17/8, đã có 51 chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện giải ngân cho 267 người sử dụng lao động với số tiền gần 170 tỷ đồng để trả lương cho 48.737 lượt người lao động. Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của DN, thu nhập của nhiều công nhân bị sụt giảm và mất việc, giảm việc, giãn việc. Do đó, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các DN được tiếp cận gói vay ưu đãi với lãi suất cho vay 0% và không cần tài sản đảm bảo phần nào giúp các DN trong việc hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho người lao động.
Song song đó, giảm lãi suất cho vay là một trong những giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19. Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt chia sẻ, công ty vừa nhận được thông báo từ ngân hàng giảm lãi suất cho khoản vay vốn lưu động của công ty về 6,1%/năm so với mức 6,6%/năm trước đó. Mức lãi suất này ở thời điểm hiện tại là hợp lý trong bối cảnh các DN đang chịu tác động của dịch Covid-19. Theo ông Thiện, ngành thực phẩm vẫn hoạt động tốt trong dịch nhưng khó khăn là giá bán không tăng trong khi hàng loạt chi phí đầu vào vẫn nhích lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, lãi vay giảm thêm sẽ giúp DN giảm bớt chi phí tài chính.
TPHCM là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư này, để đưa chính sách trên vào cuộc sống, Bảo hiểm xã hội TPHCM đã phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu UBND TPHCM chỉ đạo và tổ chức kịp thời chính sách hỗ trợ. Ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM cho biết, tính đến ngày 18/8, đơn vị đã thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 116 DN với hơn 24.000 lao động với tổng số tiền 187,4 tỷ đồng (thời gian giải quyết hồ sơ 1 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ). Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội TPHCM đã thực hiện hỗ trợ giảm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 0,5% xuống 0% cho hơn 2,3 triệu người lao động thuộc 101.356 đơn vị với số tiền 1.061 tỷ đồng.
Cần sự thông thoáng hơn
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM đánh giá, nhìn chung các gói hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian qua có tác động tới DN và một số DN đã tiếp cận được. Tuy nhiên, còn một số quy định liên quan đến điều kiện để được hỗ trợ vẫn tạo ra rào cản khiến DN khó tiếp cận, do vậy, sức hấp thụ chưa cao. DN mong muốn các gói hỗ trợ lần này giảm thật mạnh các thủ tục hành chính, cho phép DN được tự động hưởng mà không phải làm các thủ tục đăng ký nào cả, các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm tự động xem xét giải quyết cho DN, như thế sẽ tạo thuận lợi hơn cho DN.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, để tăng sức chống chịu và vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch, các DN bất động sản cần được hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách và về quy trình thủ tục hành chính. Theo đó, HoREA kiến nghị các ngân hàng xem xét giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm đối với khoản vay của các DN, trong đó có DN bất động sản, nhà đầu tư, khách hàng vay mua nhà. Xem xét không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản vay đến hạn; tạo điều kiện cho các DN, trong đó có DN bất động sản, được tiếp cận khoản vay mới để triển khai thực hiện dự án và tiếp tục giải ngân vốn cho các hợp đồng tín dụng đã ký.
Về chính sách thuế, tiền sử dụng đất, HoREA đề nghị ngành thuế không phạt doanh nghiệp nếu quá hạn 90 ngày có thông báo nộp tiền sử dụng đất mà doanh nghiệp chưa kịp đóng. Cho phép giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại cho đến hết năm 2021…
Mới đây, UBND TPHCM cũng đã đề xuất nhiều giải pháp trình Chính phủ nhằm duy trì, ổn định sản xuất, chuỗi cung ứng an toàn phòng chống dịch trong bối cảnh số ca bệnh mỗi ngày vẫn ở mức rất cao. Trong đó, UBND TPHCM đặc biệt kiến nghị Chính phủ chỉ đạo ngành ngân hàng hỗ trợ miễn giảm lãi suất vay và cho vay mới với hạn mức tín dụng cao hơn cho các DN ngành lương thực, thực phẩm để thu mua và tăng dự trữ tồn kho đối với nguồn nguyên, phụ liệu sản xuất. Đẩy nhanh quá trình giải ngân các khoản vay; chủ động về nguồn vốn gắn với các chương trình tín dụng ưu đãi, gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi để bổ sung nguồn vốn nhằm thu mua dự trữ nguyên liệu, vật tư hàng hóa dành cho các DN sản xuất, phân phối hàng thiết yếu nhằm bình ổn thị trường và phục hồi sản xuất sau khi dịch được kiểm soát.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng năm 2021, có gần 80.000 DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số sản xuất tháng 7/2021 so với cùng kỳ của 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 để phòng chống dịch Covid-19 cũng trên đà giảm mạnh. Trong đó, TPHCM giảm mạnh nhất 19,4%. Kế đến là Long An giảm 14,6%, Cà Mau giảm 13,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1,9%. Các tỉnh, thành còn lại đến nay vẫn duy trì đà tăng trưởng dương. Tuy nhiên, với diễn biến bệnh còn phức tạp dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng trong những tháng tới.
|
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics