Chính phủ dự kiến tăng trưởng GDP cả năm 2019 ở mức 6,78%
Cơ hội tích lũy cổ phiếu trong tháng 5 | |
CPI 4 tháng tăng 2,71%, thấp nhất trong 3 năm gần đây | |
CIEM: Dự báo tăng trưởng GDP 2019 đạt 6,88% |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp. |
Tăng trưởng đang chậm lại
Thay mặt Chính phủ báo cáo tại đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm vẫn giữ được xu thế tích cực từ cuối năm 2018.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận định, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện nhưng đang có dấu hiệu tăng chậm lại, cả ba khu vực kinh tế đều phát triển theo xu hướng chậm hơn cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng GDP quý I/2019 là 6,79%, là mức tăng cao so với cùng kỳ các năm 2016 (5,48%), năm 2017 (5,15%), chỉ thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 (7,45%). So với mục tiêu tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2019 của Chính phủ đã đề ra thì còn tương đối khiêm tốn, thấp hơn mục tiêu là 0,14 điểm phần trăm.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2016 (-1,31%), năm 2017 (2,08%), nhưng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2018 (4,24%) và thấp hơn mục tiêu là 0,29 điểm phần trăm.
Với mức tăng trưởng nêu trên, theo Chính phủ, nếu các quý còn lại của năm nay đều đạt mục tiêu kịch bản đề ra, dự kiến tăng trưởng GDP cả năm 2019 ở mức 6,78%.
Báo cáo của Chính phủ cũng nhấn mạnh: Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2019 ở mức 6,8%, trong những tháng tới các bộ, ngành và địa phương phải hết sức nỗ lực, cố gắng, tập trung thực hiện các biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu thực hiện không thấp hơn mục tiêu đề ra, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng phải đạt cao hơn.
Bên cạnh đó, trong khu vực dịch vụ, nếu bối cảnh thuận lợi, nhất là việc đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm đạt mức cao (trên 7,2%) thì tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế cả năm có khả năng vượt mục tiêu đề ra, đạt mức tăng trưởng bằng hoặc cao hơn so với năm 2018 (7,08%).
Đề cập những tồn tại, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu: Chính phủ cho rằng năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, thách thức không nhỏ đến từ nội tại của nền kinh tế.
Đó là các động lực chính cho tăng trưởng vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, trong khi dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng còn hạn chế. Ngành khai khoáng tiếp tục gặp khó khăn, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Thị trường lao động đối mặt nhiều thách thức về nguy cơ dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Bên cạnh đó, công cuộc hoàn thiện thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng tuy đã có bước chuyển mạnh mẽ nhưng còn gặp rất nhiều thách thức lớn trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế,…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày báo cáo. |
Cần đánh giá đầy đủ về cơ sở của việc tăng giá xăng, điện
Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế về nội dung trên được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày nêu bật một số áp lực cụ thể.
Trước tiên là vấn đề lạm phát. Theo báo cáo của Chính phủ, CPI bình quân 4 tháng đầu năm tăng 2,71% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Lạm phát cơ bản tháng 4/2019 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ, bình quân 4 tháng tăng 1,84% so với bình quân cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,34%).
Chính phủ cho rằng áp lực lạm phát năm 2019 không quá lớn do giá hàng hóa thế giới được dự báo chỉ ở mức tương đương năm 2018 do giá cả hàng hóa dự kiến không biến động nhiều, nhu cầu thế giới ít có khả năng gia tăng đột biến và căng thẳng thương mại, nhất là giữa Mỹ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh, lạm phát cơ bản 4 tháng đầu năm đạt 1,84%, vượt mục tiêu cả năm 2019 (1,6-1,8%). Trong khi đó, giá dịch vụ công năm 2019 tiếp tục được điều chỉnh theo lộ trình tăng giá giai đoạn 2016-2020 gây quan ngại về áp lực lạm phát các quý tiếp theo và cả năm 2019, đồng thời giá thực phẩm năm 2019 có khả năng tăng mạnh hơn do nguồn cung giảm khi ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
“Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá, báo cáo đầy đủ về cơ sở của việc tăng giá bán xăng, điện và tác động của việc tăng giá này đối với CPI, cũng như các mặt kinh tế, xã hội”- Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết.
Vấn đề khác được Uỷ ban Kinh tế nhấn mạnh là tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm có dấu hiệu chậm lại. Đây là vấn đề Chính phủ cần quan tâm cũng như tăng cường kiểm tra các bộ, ngành để bảo đảm tính thực chất của việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quá trình cơ cấu lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quá chậm và chưa đạt kết quả như yêu cầu.
Một số vụ việc gần đây cho thấy nhiều bất cập trong công tác định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa, quản lý đất công… Trong khi đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới hoạt động, công tác phối hợp và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước với các bộ, ngành chưa rõ ràng, nhất là trong quản lý nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Đóng góp ý kiến thêm, đại diện các Ủy ban của Quốc hội đề nghị: Vì đây là báo cáo bổ sung nên Chính phủ cần đề cập chi tiết hơn đến các vấn đề mới nổi lên giữa các kỳ báo cáo.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đơn cử một số vụ việc được cử tri quan tâm thời gian qua như xử phạt trường hợp quấy rối tình dục, đặc biệt là trẻ em; tình trạng bạo lực gia tăng, số vụ hình sự giết người trong gia đình, giết nhiều người gia tăng; các trường hợp say rượu bia gây tai nạn chết người,… cần có báo cáo cụ thể kèm theo lý giải và biện pháp xử lý.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Chính phủ nêu rõ những bất cập trong việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý. Ví dụ việc cấp bằng lái xe do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm nhưng việc xử phạt vi phạm và thu giữ bằng lái lại cho Bộ Công an giải quyết dẫn đến tình trạng “người cấp cứ cấp người thu cứ thu” và người vi phạm tịch thu bằng lái vẫn đến cơ quan giao thông để khai là mất và cấp lại bình thường. Điều này thể hiện sự bất cập trong phối hợp cũng như việc sử dụng chưa triệt để, hiệu quả các hệ thống dữ liệu điện tử.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Điểm mặt" nhiều biến số tác động tăng trưởng kinh tế năm 2025
20:40 | 12/12/2024 Kinh tế
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xoá bỏ ngay việc bù chéo giá điện
15:02 | 30/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics