Chiến lược đa tầng trước đại dịch Covid-19
Các biến thể mới sẽ tiếp tục khiến chúng ta phải hứng chịu những đợt bùng phát dịch bệnh tiếp theo |
Tiêm vắc xin sẽ cung cấp vòng bảo vệ đầu tiên chống lại Covid-19. Thế hệ vắc xin đầu tiên ở Mỹ đã cho thấy hiệu quả cao. Thế hệ thứ hai, thứ ba và các thế hệ tiếp theo sẽ còn tốt hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi có các mũi tiêm nhắc lại và các thế hệ vắc xin tiếp theo được điều chỉnh phù hợp chống được các biến thể mới, chỉ riêng việc tiêm vắc xin cũng khó có khả năng chấm dứt đại dịch. Lý do là vắc xin sẽ không có hiệu quả đối với tất cả mọi người. Trong trường hợp tốt nhất, vắc xin vẫn thất bại khoảng 5% trong việc chống lại loại virus xuất hiện ban đầu. Và biến thể Delta đã chứng tỏ sự "lão luyện" hơn các chủng trước đó trong việc phá vỡ các vòng bảo vệ do vắc xin tạo ra. Hơn nữa, một lượng đáng kể trong số những người có bệnh nền làm giảm hiệu quả của vắc xin.
Và giống như sự bảo vệ mà vắc xin cúm thông thường tạo ra, những bằng chứng ban đầu cho thấy khả năng miễn dịch do vắc xin chống Covid-19 tạo ra có thể mất dần theo thời gian. Do đó, thuốc kháng virus và thuốc dự phòng sẽ là giải pháp cần thiết để có thể lấp những khoảng trống nói trên và cung cấp vòng bảo vệ thứ hai. Tuy nhiên, tiềm năng thực sự của chúng nằm ở việc kiểm soát đại dịch bởi vì việc dùng thuốc dự phòng có thể giúp những người đã tiếp xúc với virus không bị bệnh hoặc bị lây nhiễm..
Vòng bảo vệ tiếp theo sẽ đến từ các biện pháp y tế công cộng để ngăn chặn sự lây lan của virus, gồm công tác xét nghiệm trên quy mô lớn, truy tìm toàn bộ những người tiếp xúc với ca nhiễm, cách ly bắt buộc, kiểm soát chặt chẽ biên giới và cách ly đối với những người mới nhập cảnh. Những chiến lược này là phương pháp bảo vệ quan trọng khi đối mặt với hầu hết mọi bệnh truyền nhiễm trong lịch sử gần đây. Tuy nhiên, ở Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giới, việc kiểm tra và truy vết lại bị đình trệ (hoặc không bao giờ được thực hiện ngay từ đầu). May mắn thay, các loại thuốc dự phòng kháng virus mới có thể giúp bù đắp phần nào những thiếu sót này. Thay vì áp dụng chiến lược “kiểm tra, truy vết và cách ly”, câu thần chú có thể trở thành “kiểm tra, truy vết và uống thuốc”. Đó là một sự thay thế hấp dẫn hơn nhiều. Những loại thuốc này cũng có thể giúp mở ra cơ hội mới cho du lịch, loại bỏ sự cần thiết phải cách ly dài ngày.
Để cung cấp vòng bảo vệ cuối cùng, cộng đồng quốc tế cần hợp tác với nhau cải thiện việc giám sát dịch bệnh và cung cấp khả năng tiếp cận toàn cầu đối với hoạt động xét nghiệm, công tác điều trị và tiêm vắc xin. Ở đây, quyền truy cập chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19 (ACT) và trụ cột của chương trình này là cơ chế tiếp cận toàn cầu đối với vắc xin Covid-19 (COVAX) là một bước đi quan trọng đầu tiên. Tuy nhiên, sức mạnh của nền tảng này đang bị suy giảm bởi tư lợi và chủ nghĩa dân tộc vắc xin. Mặc dù vậy, vẫn có hy vọng cho tương lai khi nhiều quốc gia có thu nhập cao đang dư thừa vắc xin.
Việc cùng triển khai 4 vòng phòng thủ gồm vắc xin, thuốc kháng virus, các biện pháp y tế công cộng và hợp tác toàn cầu, mới có thể giúp chúng ta loại bỏ đại dịch Covid-19 đe dọa đến tính mạng con người để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
TPHCM: Hầu hết các loại vắc xin tiêm chủng mở rộng đều đã hết
20:51 | 30/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics