Châu Á lo ngại nguy cơ thiếu gạo
Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng và tắc nghẽn nguồn cung gạo Các nước châu Á lo ngại lạm phát cao theo đà tăng của giá gạo |
Ấn Độ cung cấp hơn 40% gạo xuất khẩu toàn cầu |
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, gần đây đã thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải loại gạo basmati và cám gạo đã lọc dầu (loại cám được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi). Nhiều nước khác cũng được cho là đang “theo chân” Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hạn chế xuất khẩu gạo. Mặc dù nhiều nước xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo, song một số ý kiến cho rằng không loại trừ khả năng các nước xuất khẩu gạo ở Đông Nam Á có thể hạn chế xuất khẩu gạo để đối phó với tình trạng tích trữ ở trong nước.
Các nhà sản xuất gạo khác ở châu Á đã phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây. Ví dụ, ở Bangladesh, lượng mưa dưới mức bình thường trong tháng 6 tại nước này đã làm dấy lên lo ngại về hạn hán. Dù tác động của El Nino trong niên vụ 2023-2024 vẫn chưa rõ ràng, nhưng các chính phủ dường như rất lo ngại.
Tại Thái Lan, người nông dân được yêu cầu chỉ trồng một vụ lúa để tiết kiệm nước trong bối cảnh lượng mưa hạn chế. Lo ngại hiện tượng El Nino sẽ kéo dài đến năm 2025, các nhà nghiên cứu ước tính thiệt hại lên tới hơn 40 tỷ baht (1,12 tỷ USD) cho ngành nông nghiệp Thái Lan.
Tại Trung Quốc - nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới - 3 tỉnh chiếm gần 25% sản lượng gạo của Trung Quốc là Nội Mông, Cát Lâm và Hắc Long Giang đã bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn trong những tháng gần đây.
Người tiêu dùng đã cảm nhận được những tác động nghiêm trọng. Vào tháng 7, giá gạo ở châu Á tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm, theo Chỉ số giá gạo toàn lương thực của Liên hợp quốc. Để tránh tình trạng lặp lại cuộc khủng hoảng giá lương thực giai đoạn 2007-2008, các Chính phủ có thể phải xem xét thực hiện các biện pháp khác ngoài việc trợ cấp và kiểm soát giá để giải quyết nỗi lo thiếu lương thực và lạm phát. Các chính phủ có thể xem xét tăng dự trữ, hoặc tăng khả năng phục hồi và tự cung tự cấp của nông nghiệp. Một giải pháp khác cần xem xét thực hiện là việc tăng cường an ninh lương thực hiện có và các cơ chế hợp tác liên quan trong khu vực.
Những cú sốc về khí hậu, xung đột và cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực và gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Sự sụt giảm như vậy trong sản xuất nông nghiệp - bao gồm cả sản xuất gạo - sẽ có hiệu ứng domino, khiến nguồn cung xuất khẩu ít hơn và nguồn cung hạn chế trên thị trường toàn cầu cho các nhà nhập khẩu. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu cạnh tranh từ các nước nhập khẩu và làm tăng giá lương thực trên khắp châu Á và hơn thế nữa.
An ninh lương thực là một phần của an ninh quốc gia nên những tình huống như vậy nguy cơ làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh về nguồn cung thực phẩm, những căng thẳng chính trị và kinh tế xã hội hiện có trên toàn khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường địa chính trị ngày càng rạn nứt, các cơ hội ưu tiên hợp tác thay vì xung đột vẫn tồn tại
Tin liên quan
Ấn Độ: Việt Nam quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới
09:29 | 09/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “cán đích” sớm
16:46 | 05/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu gạo của Philippines có thể đạt kỷ lục mới
08:56 | 14/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lối thoát nào cho Tổng thống Macron?
08:42 | 10/12/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc ráo riết triển khai giải ngân 1.000 tỷ NDT trái phiếu siêu dài hạn
11:19 | 08/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thử thách và cơ hội đối với Chủ tịch ASEAN 2025
07:37 | 08/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga thừa nhận còn khác biệt trong quan hệ thương mại với Trung Quốc
09:16 | 05/12/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc siết chặt việc xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ
10:18 | 04/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hà Lan thu giữ hơn 1.000 kg cocaine
15:19 | 03/12/2024 Hải quan thế giới
Úc phá đường dây nhập lậu 2,34 tấn cocaine, bắt giữ 13 đối tượng
15:17 | 03/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế châu Á trước “làn sóng” thuế quan toàn cầu mới
14:15 | 03/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chỉ số hoạt động sản xuất của Anh xuống mức thấp nhất chín tháng
09:34 | 03/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga cảnh báo hệ lụy nếu Mỹ buộc các nước sử dụng đồng USD
09:34 | 03/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những tác động đến BRICS nếu phi USD hóa
07:57 | 03/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Philippines hợp tác khu vực tư nhân thúc đẩy thương mại không giấy tờ
10:09 | 02/12/2024 Hải quan thế giới
Tổng thống Nga Vladimir Putin ký luật ngân sách liên bang cho năm 2025
09:08 | 02/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Huy động chậm hơn tín dụng có thể gây áp lực lên mặt bằng lãi suất
Ngành Tài chính luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
Hải quan Nghệ An: Thu nộp ngân sách đạt 122,72% chỉ tiêu được giao
Rà soát, xử lý doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế
Vĩnh Phúc ký kết hợp tác và cấp chứng nhận đầu tư gần 640 triệu USD
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia