Cầu vượt cung, sắp thiếu điện kéo dài?
Thiếu điện kéo dài đến năm 2025
Phát biểu tại Diễn đàn "Năng lượng Việt Nam: Những thách thức trong đảm bảo an ninh năng lượng" diễn ra sáng nay 9/8, tại Hà Nội, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Với phương án phụ tải cơ sở, tần suất nước về các hồ thủy điện ở mức trung bình nhiều năm, trong các năm 2019-2020, nhìn chung cung ứng điện có thể được đảm bảo.
Tuy nhiên, nguồn nhiệt điện chạy dầu cần phải huy động với sản lượng tương ứng gần 4,4 tỷ kWh vào năm 2019 và 5,2 tỷ kWh năm 2020. Trong trường hợp các tổ máy phát điện không đáp ứng độ tin cậy vận hành hoặc không đảm bảo đủ nhiên liệu (than, khí) cho phát điện, Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020.
Trong giai đoạn năm 2021-2023, hệ thống điện không đáp ứng nhu cầu điện và nhiều khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam.
Ông Hải nhấn mạnh: Tình trạng thiếu điện miền Nam có thể tăng cao hơn và/hoặc kéo dài ra cả giai đoạn đến 2025 trong các trường hợp: Phụ tải tăng trưởng cao, nguồn khí Lô B, khí Cá Voi Xanh chậm tiến độ và các dự án nguồn điện mới tiếp tục bị chậm tiến độ so với cập nhật hiện nay... Mỗi dự án nhiệt điện than 1.000-1.200MW tại miền Nam bị chậm tiến độ sẽ làm mức độ thiếu điện tại miền Nam tăng thêm từ 7,2-7,5 tỷ kWh/năm.
Ông Hải thông tin thêm: Đến giai đoạn 2026 - 2030, nhìn chung cung ứng điện cơ bản được đảm bảo trong trường hợp tiến độ các nguồn điện đáp ứng như dự kiến.
Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh: Đến năm 2020, nhiều khả năng xảy ra thiếu điện. Giai đoạn sau đó, dự báo thiếu điện diễn ra cao điểm nhất vào năm 2022. Nếu nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn, nhu cầu tăng cao, các nhà máy điện chưa kịp đi vào hoạt động, nhiều khả năng thiếu điện sẽ diễn ra trầm trọng hơn.
Tăng cường nhập khẩu điện
Về nguyên nhân dẫn tới thiếu điện, ông Hải phân tích: Một số các yếu tố ảnh hưởng lớn có thể kể đến là các nguồn điện đã được khởi công xây dựng để đưa vào vận hành trong 5 năm tới rất thấp so với yêu cầu tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong 5 năm 2018-2022, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành là 34.864 MW, trong đó nhiệt điện là 26.000MW. Thực tế hiện nay chỉ có 7 dự án nhiệt điện than/7.860MW đã được khởi công và đang triển khai xây dựng. Như vậy, còn trên 18.000MW/26.000MW các dự án nhiệt điện than dự kiến vào vận hành trong 5 năm tới nhưng đến nay chưa được khởi công xây dựng.
Bên cạnh đó, nhiều dự án nguồn điện, nhất là các dự án nhiệt điện tại miền Nam tiềm ẩn rủi ro và có thể sẽ tiếp tục bị chậm tiến độ so với đánh giá tại thời điểm hiện nay. Đồng thời, việc đảm bảo nguồn nhiên liệu cho phát điện còn tiềm ẩn rủi ro như các nguồn khí thiên nhiên trong nước hiện đang khai thác đã suy giảm nhưng chưa có nguồn cấp khí thay thế...
Theo dự báo trong giai đoạn đến năm 2030, nhu cầu sử dụng điện sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Ngành điện sẽ cần phải đảm bảo sản xuất 265-278 tỷ kWh vào năm 2020 và khoảng 572-632 tỷ kWh vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 – 2020 là 10,3-11,3%/ năm, giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 8,0-8,5%/năm.
Ông Ngô Sơn Hải nhấn mạnh: Để đảm bảo an ninh năng lượng trong thời gian tới, cần đảm bảo tốt đồng hành 2 giải pháp là kiểm soát nhu cầu phụ tải và đảm bảo về nguồn cung điện.
Với việc kiểm soát phụ tải, cần tăng cường các giải pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả và quản lý nhu cầu sử dụng điện (DSM), ưu tiên cho khu vực miền Nam; có cơ chế của nhà nước để đẩy mạnh chương trình điều tiết phụ tải.
Cũng theo ông Hải, cần khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời phân tán và các dự án điện mặt trời tại các khu vực khả thi về đấu nối, đặc biệt hỗ trợ và khuyến khích khách hàng sử dụng điện (sinh hoạt, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ) đầu tư phát triển các dự án điện mặt trời áp mái, đặc biệt ở khu vực miền Nam.
Về vấn đề nhập khẩu điện, ông Hải cho rằng cần có cơ chế về khung giá mua điện từ Lào để đẩy nhanh việc đàm phán với phía Lào nhằm thu gom các nguồn điện tại Nam Lào và các đường dây đấu nối để nhập khẩu về Việt Nam qua các đường dây 220kV hiện hữu; tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc ở phía Bắc theo phương án cách ly lưới điện.
Một số chuyên gia nêu quan điểm, về lâu dài, đến năm 2030, Việt Nam phải tiếp tục nghiên cứu các địa điểm có tiềm năng để đầu tư phát triển các trung tâm điện lực để bổ sung thêm nguồn cung cho hệ thống điện quốc gia, trong đó có cả tìm kiếm địa điểm phù hợp để đầu tư hệ thống kho, cảng và nhà máy điện khí sử dụng nguồn khí nhập khẩu tại khu vực phía Nam; tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt điện mặt trời áp mái nhằm giảm nhu cầu sử dụng điện và tăng cường nguồn cung cho hệ thống...
Tiêu thụ điện trong những năm gần đây tăng với tốc độ cao, bình quân 12,04%/năm trong giai đoạn 2003-2018. Dự kiến, điện thương phẩm năm 2018 đạt 192,1 tỷ kWh, tăng 5,5 lần so với năm 2003 (34,9 tỷ kWh). Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2003-2018, EVN đã hoàn thành đưa vào vận hành 40 nhà máy điện với tổng công suất 20.586 MW. |
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics