Cầu giảm, các hãng tàu đối mặt nhiều thách thức
Các hãng tàu “nhập nhèm” niêm yết giá cước | |
"Tuýt còi" các hãng tàu tăng giá phụ phí | |
Ghi nhận vướng mắc của các hãng tàu liên quan tới Nghị định 128 |
Ảnh minh hoạ |
Lượng hàng giảm, giá cước lao dốc
Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, tổng khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam năm 2022 đạt mức tăng khoảng 4% so với năm 2021. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 179 triệu tấn, giảm 3%; hàng nhập khẩu đạt trên 209 triệu tấn, giảm 2%; hàng nội địa đạt 342,8 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2021. Khối lượng hàng container thông qua cảng biển năm 2022 đạt 25,09 triệu TEU, tăng 5%.
Cuộc chiến Nga – Ukraine nổ ra vào đầu năm 2022 đã gây ra một cú sốc về nguồn cung, đẩy giá năng lượng và giá hàng hóa lên cao. Niềm tin người tiêu dùng chịu ảnh hưởng nặng nề do lạm phát tăng cao tại các nước nhập khẩu. Ngoài ra, chi tiêu tiêu dùng dần chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ trong thời kỳ hậu Covid, khiến nhu cầu hàng hóa vận tải bằng container suy yếu.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho duy trì ở mức cao do các hãng bán lẻ đã đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa từ sớm để tránh rủi ro vận chuyển chậm trễ. Mùa cao điểm đã không diễn ra trong nửa cuối năm 2022 và nhu cầu vận tải giảm đáng kể vào cuối năm. Nhu cầu giảm khiến tình trạng tắc nghẽn cảng cũng được cải thiện dần, giúp giải phóng một lượng đáng kể cung tàu ra thị trường. Nhu cầu yếu và cung tàu tăng khiến ngành vận tải biển không còn được hưởng lợi từ yếu tố giá cước. Theo số liệu của SSI Research, giá cước đã giảm 77% so với cuối năm 2021 và giảm 80% so với mức đỉnh vào tháng 9/2021. Tương tự, giá thuê tàu cũng giảm từ quý 3/2022 và đến cuối năm đã giảm 77% từ mức đỉnh.
Ở trong nước, nguồn cung tàu cũng tăng đáng kể sau khi một số lượng lớn các tàu không thể gia hạn hợp đồng cho thuê đã quay trở lại thị trường nội địa. Điều này khiến giá cước trong nước giảm sâu xuống mức thấp của năm 2020 và giảm 50% từ mức đỉnh.
Đối với vận tải hàng rời, chỉ số Baltic Dry Index tiếp tục giảm 32% vào cuối năm 2022, ở mức 1.515, tương ứng mức giảm 73% từ mức đỉnh tháng 10/2021. Năm 2022, nhu cầu vận tải hàng khô chủ yếu chịu ảnh hưởng từ sản lượng ngũ cốc của Ukraine giảm, trong khi nhu cầu quặng sắt giảm do hoạt động xây dựng tại Trung Quốc đình trệ, bên cạnh nhu cầu từ châu Âu và Nhật Bản cũng yếu đi.
Trong khi đó, vận tải hàng lỏng ấm lên do thay đổi cấu trúc thị trường. Kể từ khi chiến tranh Nga - Ukraine bùng phát, nhu cầu tàu chở dầu tăng khi các lệnh trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng của Nga khiến thế giới chuyển sang tìm kiếm nguồn cung năng lượng từ các thị trường khác, làm tăng nhu cầu vận tải xăng dầu. Trong khi đó, nguồn cung tàu chở hàng lỏng hạn chế do lượng đặt đóng mới vẫn ở mức thấp. Do đó, chỉ số Baltic Dirty Tanker Index và Baltic Clean Tanker Index đã tăng 138% và 171% so với cuối năm 2021, thậm chí cao hơn mức đỉnh năm 2020.
Lợi nhuận phân hoá
Diễn biến trên của thị trường đã tạo nên sự phân hoá trong bức tranh lợi nhuận của các hãng tàu trong năm 2022. Cụ thể, Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH) ghi nhận lãi ròng năm 2022 đạt 1.051 tỷ đồng, gần gấp đôi kết quả của năm 2021. Trong khi đó, hưởng lợi từ thị trường vận tải hàng lỏng, Công ty CP Vận tải xăng dầu VIPCO báo lãi đột biến hơn 246 tỷ đồng, gấp 25 lần năm 2021. Theo giải trình của ban lãnh đạo VIPCO, trong quý 4/2022, công ty ghi nhận thu nhập từ thanh lý tàu Petrolimex 10 mang lại thu nhập ròng 217,7 tỷ đồng. Cùng với đó, cước vận tải thế giới và khu vực tăng giúp mang về lợi nhuận cao cho công ty.
Cũng vận tải dầu là chủ yếu, Tổng công ty CP Vận tải dầu khí (PVTrans) báo lãi hợp nhất 1.161 tỷ đồng, tăng trưởng 39%. Theo đó, lợi nhuận tăng chủ yếu đến từ hiệu quả khai thác các tàu đầu tư mới.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2022 của Công ty CP Vận tải biển Việt Nam ghi nhận sụt giảm 7%, xuống mức 488 tỷ đồng. Tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (MVN), lợi nhuận năm 2022 cũng sụt giảm 23% so với năm 2021, chỉ đạt 2.566 tỷ đồng, dù doanh thu tăng trưởng gần 8%, ở mức 14.350 tỷ đồng. Theo ban lãnh đạo công ty, sau khi phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2022, thị trường vận tải biển rơi vào suy giảm kể từ quý 3 khiến cho hoạt động của lĩnh vực vận tải biển không giữ được đà tăng như các tháng đầu năm. Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc Vinalines, khoản lỗ 627 tỷ đồng trong công ty liên doanh liên kết và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 337 tỷ đồng là hai nguyên nhân chính khiến lợi nhuận năm 2022 đi xuống.
Theo phân tích của SSI Research, nhu cầu tiêu dùng sẽ tiếp tục yếu trong năm 2023 trong bối cảnh lạm phát cao. Ngoài ra, việc giải phóng hàng tồn kho cần ít nhất hai quý, và nhu cầu vận tải được kỳ vọng sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2023 để chuẩn bị cho mùa mua sắm cao điểm cuối năm. Trung Quốc mở cửa trở lại và khôi phục các chuyến bay quốc tế là yếu tố tích cực đáng kể đối với ngành.
Trong khi đó, nguồn cung tàu đóng mới lại làm gia tăng thêm áp lực. Theo hãng vận tải Clarksons, tổng khối lượng đặt đóng mới chiếm đến 26,3% đội tàu hiện có. Ngoài ra, lượng cung tàu được giải phóng khi tình trạng tắc nghẽn cảng được giải quyết có thể tạo thêm áp lực dư cung cho thị trường vận tải. Theo đó, các chuyên gia của SSI Research ước tính xu hướng giá cước giảm sẽ tiếp diễn trong nửa đầu năm 2023 và phục hồi nhẹ trong nửa cuối năm nếu nhu cầu tăng.
Trong bối cảnh đó, các công ty vận tải container và logistics sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất do nhu cầu yếu và nguồn cung tăng, tuy nhiên sản lượng kỳ vọng có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2023 khi nhu cầu tăng trở lại. Các công ty vận tải dầu khí tham gia vào thị trường cho thuê tàu có thể hưởng lợi từ nhu cầu tàu chở dầu ổn định trong ngắn đến trung hạn, trong khi những công ty hoạt động trên thị trường giao ngay có thể chịu biến động mạnh về giá cước như quan sát từ đầu năm. Phân khúc vận tải hàng rời có thể được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại.
Cùng chung dự báo như trên, MVN đưa ra kịch bản doanh thu hợp nhất năm 2023 ở mức 13.354 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.330 tỷ đồng, giảm lần lượt 7% và 9% so với kết quả năm 2022. Tương tự, dù kết quả năm 2022 đạt được rất khả quan, song kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 của HAH cũng đề ra hàng loạt chỉ tiêu sụt giảm so với năm 2022. Trong đó, tổng sản lượng dự kiến giảm gần 13%, xuống mức 874.000 TEU; doanh thu giảm 16%, xuống mức 2.698 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ giảm tới 64%, ở mức chỉ 300 tỷ đồng.
Tin liên quan
Được làm thủ tục hải quan xuất khẩu tàu biển khi đã xuất cảnh
11:37 | 13/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tình hình Trung Đông tác động tới ngành du lịch tàu biển
07:53 | 13/08/2024 Nhìn ra thế giới
Từ 1/7, cảng Cát Lái không chứa container hàng nguy hiểm
13:23 | 21/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics