Cao điểm nắng nóng, cao điểm du lịch: Đề phòng thực phẩm bẩn
Mùa hè, nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao chóng mặt. Tình trạng quá tải xảy ra tại nhiều điểm du lịch khiến cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm chưa được coi trọng, dẫn đến hậu quả nhãn tiền là các vụ ngộ độc tập thể liên tiếp xảy ra.
Nạn nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm tại Thanh Hóa vừa qua. Ảnh: Mai Hoa/TTXVN |
Nỗi lo ngộ độc thực phẩm dịp Tết | |
92 công nhân Bến Tre nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm | |
Báo động ngộ độc thực phẩm trường học, Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh |
Theo khảo sát của phóng viên tại một số cơ sở kinh doanh du lịch khu vực biển Sầm Sơn, Thanh Hóa; Cô Tô, Quảng Ninh hay Kỳ Co, Eo Gió ở Quy Nhơn, cùng một thời điểm, nhiều nhóm khách du lịch có nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi tại cùng một nhà hàng khá khiêm tốn về diện tích. Nếu đặt lợi ích cho khách hàng, nhà hàng sẽ từ chối phục vụ song vì lợi nhuận họ vẫn gật đầu đáp ứng các yêu cầu của du khách.
Từ đó dẫn đến tình trạng nấu nướng sơ xài, công tác vệ sinh không đảm bảo, nguồn nguyên liệu không đủ đáp ứng, phải “tá hỏa” chạy đi các nơi để lo cho kịp số lượng. Chưa kể, bản thân những người chế biến thức ăn thường sử dụng tay không để bốc đồ ăn chín và đồ ăn sống. Trong điều kiện mùa hè nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời cao, thực phẩm dễ ô thiu, thối hỏng, sự cẩu thả cộng với nguofn nguyên liệu không đảm bảo chất lượng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Cảnh báo về tình trạng ngộ độc thực phẩm tăng cao khi hè tới, ông Lâm Quốc Hùng, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, khi nhiệt độ từ 37 đến 40 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh so với thời tiết bình thường.
Mùa hè cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh như ruồi, nhặng, gián, muỗi... Với những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, nếu không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn trong chế biến thực phẩm dễ dẫn đến nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm.
Cũng theo ông Hùng, những loại vi khuẩn này khi ở trong môi trường nắng nóng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chẳng hạn như vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột, tiêu chảy; vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn; vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột; vi khuẩn Staphylococcus aureus gây mủ ở vết thương; vi khuẩn Clostridium gây tiêu chảy; vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh tả...
Nói về nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm, ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP. Hà Nội cho biết, tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm hay tại các gia đình, thói quen trữ đủ thứ thức ăn sống- chín, rau củ, thịt cá trong tủ lạnh là nguy cơ dẫn đến ô nhiễm chéo do tiếp xúc giữa các thực phẩm.
Bên cạnh đó, ông Tụ cho rằng, việc người dân, hộ kinh doanh lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm, trong môi trường bình thường bên ngoài khi nhiệt độ cao là thói quen chưa tốt, dễ khiến thực phẩm bị phân hủy, vi khuẩn xâm nhập.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thức ăn, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, người tiêu dùng cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm, tránh những sản phẩm không có nguồn gốc, những thực phẩm có dấu hiệu ôi, thối, mốc.
Khi chế biến thực phẩm cần bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm bảo đảm vệ sinh; đặc biệt là thực hiện “ăn chín, uống sôi”.
Bên cạnh đó, theo ông Phong, để có thực phẩm an toàn, tốt nhất chế biến vừa đủ và ăn ngay sau khi chế biến, nếu chưa sử dụng cần che đậy bảo quản cẩn thận. Nếu để sau 2 giờ phải hâm nóng lại trước khi sử dụng. Không nên để thực phẩm qua đêm và hâm đi hâm lại nhiều lần.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng khẳng định, người dân, hộ kinh doanh thực phẩm cần phải phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Để riêng thực phẩm chín và thực phẩm sống; rau quả tươi phải được rửa sạch, để ráo nước mới được cho vào tủ lạnh.
"Tất cả thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh phải được gói kín hoặc để trong khay, hộp có nắp đậy kín. Thức ăn chín bảo quản trong tủ lạnh phải được đun sôi lại trước khi dùng", Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nói.
Tin liên quan
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Tạm giữ hơn 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
15:03 | 07/01/2025 An ninh XNK
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
12:22 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
15:13 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14:36 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây
10:10 | 06/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
Jaecoo J7 PHEV: Công nghệ hybrid tiên tiến và hiệu suất vượt trội
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics