Cần có chính sách ưu tiên những ngành có tính lan tỏa
Tăng trưởng GDP năm 2023: Mục tiêu 6,5% là thách thức không nhỏ | |
Ban IV kiến nghị Thủ tướng vướng mắc trong thực thi chính sách |
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). |
Thưa bà, bà có thể nêu một vài đánh giá về các chỉ số kinh tế-xã hội quý 1 năm 2023?
Những chỉ số quý 1/2023 cũng là chỉ số Ban IV đã dự báo cuối năm 2022. Khó khăn cơ bản của doanh nghiệp hiện tại là tiền để vận hành và đơn hàng từ thị trường vẫn rất căng thẳng. Số liệu quý 1 tiếp tục chứng minh khó khăn đó qua số liệu tình hình doanh nghiệp.
Ví dụ, số liệu ngành nông nghiệp được coi là điểm sáng vì so với ngành hàng khác ít nhất không khó khăn về thị trường. Tuy nhiên có nỗi lo khác. Khi làm việc với rất nhiều doanh nghiệp họ cho biết tiếp tục căng thẳng do tình trạng thiếu vốn. Vì thu mua nông sản phải có tiền, đến kì/vụ thu hoạch với số lượng lớn, doanh nghiệp không có tiền thì cũng không còn cách nào. Nhìn thấy cơ hội mà không tận dụng nổi chỉ vì câu chuyện thiếu vốn.
Bà nhìn nhận thế nào về khó khăn thực tế của doanh nghiệp nói chung và khối doanh nghiệp tư nhân nói riêng?
Khó khăn đã thể hiện tại báo cáo cuối năm 2022 của Ban IV, nhưng rất tiếc thời điểm này đây vẫn là những khó khăn tồn tại và chưa rõ lời giải. Trong bối cảnh đó, một nỗi lo thường trực với các doanh nghiệp là tăng trưởng xanh. Trong lúc bài toán duy trì tồn tại đã là một thách thức thì doanh nghiệp phải đối mặt ngay lập tức với những bài toán đã trở thành bắt buộc của thế giới. Trước đây những câu chuyện về “sản xuất xanh” có thể là lựa chọn nhưng bây giờ có những ngành hàng đã phải đối mặt ngay với quy định này.
Chẳng hạn, cơ chế CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu (EU)” tháng 10 đã có hiệu lực và đã tác động ngay tới 5 ngành: thép, nhôm, phân bón, xi măng, điện. Tháng 10 quy định có hiệu lực các DN sẽ thích ứng như thế nào mặc dù có 3 năm để các bên tham gia vào chuỗi cung ứng với châu Âu thích ứng về yêu cầu kỹ thuật. Nhưng trong 3 năm đó không có định hướng, hành xử gì thì làm sao doanh nghiệp có thể tiếp cận được.
Hay như quy định DN phải kiểm kê khí nhà kính. Tháng 3 quy định đã phải thực thi và DN lập báo cáo gửi các sở chuyên môn nhưng hiện chưa có hướng dẫn kỹ thuật. Vấn đề đặt ra là cần có hướng dẫn rất cụ thể cũng như cần có chiến lược để chinh phục thách thức mới mà thị trường thế giới đang đặt ra.
Nguồn lực của doanh nghiệp đang rất khó khăn, rõ ràng dòng tiền rất quan trọng. Theo bà, với động thái của ngân hàng vừa qua thì doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn hay chưa, nút thắt lớn nhất ở đâu để tháo gỡ?
Trong cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp mới đây, Ban IV đã làm việc với doanh nghiệp rất lớn trong lĩnh vực logistics và nhận được chia sẻ, cho dù lãi suất có chiều hướng hạ nhưng với doanh nghiệp vẫn là quá cao. Có thể không khó để được vay nhưng lại căng thẳng lãi suất cho vay để đưa vào hạch toán sản xuất kinh doanh.
Hiện tại, doanh nghiệp các ngành đều đang khó khăn, ai cũng đề xuất cái khó của mình nhưng ở góc độ tổng thể, chúng tôi mong Chính phủ có đánh giá để xem đâu là mũi nhọn, đâu là ưu tiên. Bởi vì có những ngành có tác động lan tỏa tới ngành khác. Vừa qua đặc biệt ghi nhận quyết tâm của Chính phủ, bộ ngành về cơ chế visa. Đó là cú hích rất mạnh cho ngành du lịch. Từ du dịch lan tỏa đến thương mại và đầu tư. Nhưng còn những ngành khác cũng là trụ cột cũng có sức lan tỏa. Trong bối cảnh khó khăn chung, lực không mạnh nếu cứ dàn đều thì không khả thi nên chăng phải nghĩ đến những cơ chế ưu tiên.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics